Tối 31/12, tại huyện Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Lễ hội Lồng tồng và Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 được khai mạc tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định ghi danh Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Có quan điểm cho rằng múa sư tử được du nhập, tồn tại và phát triển ở Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung trong quá trình di cư hoặc giao lưu văn hóa các tộc người khu vực biên giới. Sau khi du nhập, múa sư tử tiếp biến, giao thoa, dung hợp với các yếu tố văn hóa bản địa, kết hợp nghệ thuật võ cổ truyền, múa dân gian, múa dân tộc… dần biến đổi và từng bước cấu thành, định hình phương thức, cách thức biểu diễn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng tại địa phương. Trải qua thăng trầm lịch sử, múa sư tử vẫn tồn tại, bảo tồn và phát triển trong đời sống tinh thần của người dân từ thế hệ này sang thế hệ khác và thường được trình diễn trong các ngày: Tết cổ truyền.
Tối 29/10, tại Khu di tích lịch sử Chùa Keo (thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), UBND huyện Vũ Thư đã tổ chức khai mạc lễ hội chùa Keo và đón nhận bằng ghi danh lễ hội chùa Keo là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.