Từ ngày 13/12, 70 hộ dân với hơn 330 nhân khẩu (đa phần là đồng bào Khơ Mú) bản Vàng Phao, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã bắt đầu tháo dỡ nhà cửa, đồ đạc, vật dụng, chuồng trại chăn nuôi để di dời đến khu tái định cư mới.
Tới nay vẫn còn 151 hộ dân vẫn chưa nhận đủ tiền hỗ trợ di dời với số tiền gần 3 tỷ đồng, hiện người dân mong nhà nước sớm chi trả nốt số tiền còn lại để ổn định đời sống.
Kiểm tra công tác ứng phó bão số 6 tại huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng vào ngày 27/10, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân yêu cầu các địa phương phải xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành các quy định về phòng chống thiên tai.
Ngày 25/10, ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, cơ quan chức năng đã hỗ trợ di dời khẩn cấp 5 hộ dân với 26 nhân khẩu đang sinh sống dưới chân núi ở bản Xốp Phe, xã Mường Típ sau khi khu vực này xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 100m ngang quả đồi.
Ngày 16/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đề nghị UBND huyện Đức Trọng khẩn trương ứng phó với nguy cơ cao xảy ra sạt trượt đất tại xã Hiệp Thạnh theo phản ánh của báo chí.
Do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, tại khu vực bản Xe, xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La xuất hiện các cung sạt trượt trên sườn đồi, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của 15 hộ dân ở đây.
Ngay sau khi vụ sạt lở đất xảy ra vào ngày 29/9 tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang (Hà Giang), chính quyền địa phương và các lực lượng đã khẩn trương rà soát, kiểm tra và vận động người dân những nơi có nguy cơ sạt lở cao di dời đến nơi an toàn.
Sau những trận mưa to vào đêm 28 đến rạng sáng 29/9, một số điểm ở địa phương trong tỉnh Hà Giang xuất hiện các vết nứt. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời người dân vùng có nguy cơ bị sạt lở cao đến nơi an toàn, đảm bảo sinh hoạt cho người dân.
Ông Hoàng Quang Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang (Hà Giang) cho biết, để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã vận động, di dời khẩn cấp 46 hộ dân với hơn 170 khẩu ở thôn Thượng Mỹ ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao.
Theo phóng viên TTXVN tại các địa phương, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 và mưa kéo dài từ tối 22/9 đến ngày 23/9 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản tại các địa phương.
Sau hoàn lưu bão số 3, hơn 500 hộ dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã phải di dời khỏi nơi có nguy cơ sạt lở cao. Trong đó, người dân 4 xóm Lũng Súng, Lũng Lỳ, Xiêng Pẻng, Lũng Luông của huyện Nguyên Bình đang sống trong 3 khu lều bạt, nhà bạt tạm thời.
Tối 22/9, ông Ngân Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Trung Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) cho biết, do mưa lũ kéo dài nhiều ngày đã làm sạt lở đất đá vào khu ký túc xá của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Trung Lý.
Chiều 22/9, UBND huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) thông tin, từ ngày 20-22/9, ở huyện có mưa lớn, lượng mưa tại Trạm khí tượng thủy văn Mường Lát đo được đạt 106,6mm, đã gây sạt lở đất, đá. Nước từ thượng nguồn suối Xim, sông Mã đang dâng lên rất nhanh, gây thiệt hại một số tài sản của nhà nước và nhân dân. Nhận thấy tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, UBND huyện Mường Lát đã di dời khẩn cấp hơn 200 hộ dân đến nơi an toàn.
Ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, Thanh Hóa cho biết, liên quan đến sự cố sạt lở tại điểm Trường Trung học cơ sở Lâm Phú đang trong quá trình xây dựng, UBND huyện đã đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định cho công bố tình huống khẩn cấp tại điểm sạt lở này; đồng thời tạm dừng hoạt động tại trường, khẩn trương di chuyển hơn 300 học sinh đến nơi học mới đảm bảo an toàn.
Đồn Biên phòng Hướng Lập cùng chính quyền địa phương, người dân vận động 5 hộ với 21 nhân khẩu di dời khỏi vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ ống tới nơi an toàn.
Hiện nước lũ trên sông Hồng tại Yên Bái đang tiếp tục lên nhanh, mực nước lúc 11 giờ ngày 9/9 là 33,87m (trên báo động 3: 1,87m). Trên sông Ngòi Thia, lũ đang xuống, mực nước lúc 11 giờ ngày 9/9 là 42,82 m (dưới báo động 1: 1,68m). Do ảnh hưởng của nước sông Hồng dâng cao trên báo động 3 đã gây ngập úng lớn, chia cắt nhiều thôn, tổ, hộ gia đình tại thành phố Yên Bái.
Trưa 15/11, mực nước lũ trên sông Hương vẫn ở trên mức báo động 3, trên sông Bồ dưới báo động 3 gây ngập lụt diện rộng. Chính quyền địa phương chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học và di dời các hộ dân ở khu vực bị ngập sâu nguy hiểm đến nơi an toàn.
Tối 13/10, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, hàng chục hộ dân sinh sống ở những vùng nguy hiểm bị ngập nước sâu đã được di dời đến nơi an toàn trước diễn biến tình hình mưa lũ còn kéo dài trong những ngày tới.
Ngày 2/8, ngành chức năng tỉnh Đắk Nông đã tổ chức rào chắn, cảnh báo người đi đường về một vị trí nứt, gãy, có dấu hiệu sạt lở trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua tổ dân phố 9, phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông). Tại vị trí này, nhiều nhà dân có nguy cơ bị ảnh hưởng do tình trạng sụt lún đất.
Tuân Đạo là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Trận mưa lớn lịch sử vào tháng 10/2017 đã gây sạt lở nghiêm trọng, khiến hàng chục hộ dân nơi đây phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới. Đến nay, vẫn còn khoảng 20 hộ của 2 xóm Đanh, Đào nằm trong điểm có nguy cơ sạt lở cao chưa được di dời. Người dân Tuân Đạo sống trong cảnh nơm nớp lo sợ nhà cửa, tài sản bị chôn vùi khi mùa mưa bão đang diễn ra.
Ngày 12/6, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long cho biết, trên địa bàn xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn vừa xảy ra vụ sạt lở bờ sông. Khu vực sạt lở thuộc tuyến sông Trà Ôn đoạn từ trước chợ Tích Thiện đến Trường Trung học Cơ sở Tích Thiện (ấp Tích Lộc, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn), làm ảnh hưởng trực tiếp đến 9 căn nhà, với chiều dài gần 50m; trong đó có 8 căn nhà đã bị sạt xuống sông khoảng 50%, 1 căn đang có nguy cơ bị sạt lở.
Hàng chục hộ dân tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh (Gia Lai) có nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, đất canh tác nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió của nhà máy điện gió đang ngóng chờ từng ngày được bồi thường, hỗ trợ để yên tâm sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.
Sáng 16/10, thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị, do mưa lớn trong những ngày qua, tại Km 7+800 Quốc lộ 15D đoạn qua bản La Lay, xã A Ngo, huyện miền núi Đakrông đã bị sạt, lún kéo dài trên 200m, sâu từ 3 - 5m; đồng thời đẩy con đường khỏi vị trí cũ khoảng 6m.
Ngày 13/10, tại bản Nà Bon, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La), lực lượng Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La đã phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sông Mã cùng chính quyền địa phương tiến hành hủy nổ một quả bom nặng khoảng 340 kg còn tồn sót sau chiến tranh, đảm bảo an toàn.
Ngày 4/10, UBND huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết: Do sạt lở bờ sông Gianh đang lấn sâu và ngày càng mở rộng, nhiều hộ dân bị rơi vào tình trạng báo động. Chính quyền đã quyết định trước 16 giờ ngày 4/10, hoàn thành di dời khẩn cấp hộ dân có nguy cơ nguy hiểm nhất tại thôn Sảo Phong (xã Phong Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình).
Ngày 29/9, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có đề xuất, kiến nghị khắc phục hậu quả bão số 4 và đợt lũ đặc biệt lớn tháng 4, 5/2022 vừa qua. Theo đó, tỉnh đề nghị Tổng cục Phòng, chống thiên tai quan tâm hỗ trợ nguồn vốn thực hiện hai dự án di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.
Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, đến tối 27/9, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại do bão số 4 (Noru) gây ra. Tuy nhiên, Kon Tum đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng ứng phó với mọi hình thái thiên tai trước, trong và sau bão số 4.
Được phê duyệt từ năm 2020, tuy nhiên đến nay, phương án di dời các hộ dân khu dân cư tự phát Suối Cạn, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện (Gia Lai) vẫn chưa thể thực hiện do chưa có nguồn vốn. Từ đó đến nay, bà con trong khu dân cư này ngày đêm ngóng chờ về nơi ở mới với hy vọng có một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ con cháu.
Do mưa lớn, kéo dài trong những ngày qua, tại bản Huổi Đắp xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên xuất hiện tình trạng sạt lở, sụt lún sâu, nguy cơ sạt lở cả quả đồi gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của nhiều hộ dân.