Đèo Pha Đin, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La được mệnh danh là một trong "tứ đại đỉnh đèo" vùng Tây Bắc. Thời điểm cuối năm này, đèo Pha Đin như khoác lên mình tấm áo mới được tô điểm bởi gam màu hồng của hoa đào, mai anh đào; rực rỡ sắc đỏ của hoa xác pháo, hoa ngũ sắc và sắc tím của hoa sim…
Đèo Pha Đin, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La được mệnh danh là một trong "tứ đại đỉnh đèo" vùng Tây Bắc. Nơi đây không khí trong lành, thích hợp để du khách tham quan, dã ngoại và cắm trại. Nắm bắt thị hiếu đó, Khu Du lịch Pha Đin Top được đầu tư xây dựng và là một trong những điểm du lịch luôn tràn ngập sắc hoa, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Liên quan đến vụ việc rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin bị khai thác trái phép xảy ra tại địa bàn xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo) vào tháng 7/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên vừa ra Quyết định khởi tố và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo để tiếp tục điều tra.
Đèo Pha Đin có chiều dài 32km, nối liền 2 tỉnh Điện Biên - Sơn La với điểm cao nhất là 1.648m so với mực nước biển. Tên gọi đèo Pha Đin xuất phát từ tiếng dân tộc Thái là “Phạ Đin”, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất”, hàm ý chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Đây là một trong “Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc” nổi tiếng hiểm trở với những khúc cua uốn lượn theo núi đồi mang đến vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng, quyến rũ.
Liên quan đến vụ phá rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin (địa phận xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) TTXVN và các cơ quan báo chí đã phản ánh, UBND huyện Tuần Giáo đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình để làm rõ trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng phá rừng thông trái quy định trên địa bàn.
Rừng thông trên đèo Pha Đin (địa phận thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) được trồng từ năm 1997 do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Theo Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20/2/2013 của UBND tỉnh Điện Biên về rà soát, hoàn chỉnh thủ tục giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2015, diện tích rừng thông trồng theo dự án 327 và dự án 661 trên địa bàn xã Tỏa Tình có mục đích sử dụng là rừng sản xuất.
Tỉnh Điện Biên hiện có hơn 210.000 con trâu, bò. Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt là tại các địa bàn vùng núi cao. Để hạn chế những thiệt hại trong chăn nuôi, cơ quan chuyên môn đang cùng với người dân thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho gia súc, vật nuôi.
Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ là một trong 62 di tích danh thắng toàn miền Bắc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng đặc cách cấp quốc gia đợt I vào năm 1962. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ. Tháng 12/2015 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký quyết định về việc xếp hạng bổ sung thêm 23 điểm di tích vào Hồ sơ di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, nâng tổng số điểm di tích thành phần của Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ lên 45 điểm.
Đèo Pha Đin nằm cách thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) khoảng 100 km, được mệnh danh là một trong "tứ đại đỉnh đèo" (Mã Pì Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin và Khau Phạ) của khu vực Tây Bắc.
Khu vực đèo Pha Đin những ngày cuối tháng 3, hoa táo mèo nở bạt ngàn khắp núi đồi, thung sâu. Các bản làng Hua Sa A, Hua Sa B, Chế Á, Lồng, Tỏa Tình…của đồng bào dân tộc Mông ẩn hiện trong sương trên những đồi, sườn núi. Trục đường (Quốc lộ 6 cũ) dẫn đến với bản làng đã được đầu tư sửa chữa, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương hàng hóa, trao đổi nông sản.
Tại tỉnh Điện Biên, do ảnh hưởng của không khí lạnh liên tục tăng cường, nền nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Điện Biên giảm mạnh, đặc biệt là nhiệt độ tại các xã vùng núi cao đang xuống rất thấp và có chiều hướng giảm mạnh.
Cách thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên gần 100 km, Đèo Pha Đin là ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Với độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, Pha Đin được mệnh danh là một trong "tứ đại đèo" vùng Tây Bắc cùng với đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Mã Pì Lèng.
Đèo Pha Đin cách thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) khoảng 100 km, nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn, là một trong tứ đại đỉnh đèo nổi tiếng Tây Bắc.
Đèo Pha Đin, một trong “tứ đại đèo” nổi tiếng ở vùng Tây Bắc, nối giữa hai tỉnh Sơn La - Điện Biên, với nhiều đèo dốc quanh co, uốn lượn, núi non hùng vĩ, mây mù thường xuyên bao phủ... là nguồn cảm hứng vô tận đã được nhiều văn nghệ sĩ đưa vào trong thi ca, nhạc họa. Cung đèo huyền thoại này càng trở nên đẹp và hấp dẫn hơn từ khi xuất hiện các mô hình trồng hoa tam giác mạch, phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ du khách gần xa. Với vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc, nơi gặp gỡ đất trời, các vườn hoa tam giác mạch nơi đây đều được trồng xen lẫn nhiều loài hoa rực rỡ, đủ sức màu, tạo nên một bức tranh "sắc thắm Pha Đin".