Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy một người có khả năng mắc bệnh COVID-19 khi nói chuyện với người mang biến thể Omicron trong khoảng cách 50cm ngay cả khi cả hai đều đeo khẩu trang.
Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng, trong đó, khu vực trường học không còn quy định phải đeo khẩu trang. Những quy định về phòng, chống dịch đã được nới lỏng. Tuy nhiên, COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn có nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế từ các trường đại học bao gồm Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), Đại học Padua và Đại học Udine (Italy) và Đại học Vienna (Áo) đã phát triển một mô hình lý thuyết mới để đánh giá kỹ hơn nguy cơ lây lan các loại virus như virus SARS-CoV-2 khi đeo khẩu trang và khi không đeo khẩu trang. Kết quả cho thấy khoảng cách tiêu chuẩn 2 mét được cho là “an toàn” không phải lúc nào cũng áp dụng được và thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến môi trường, đồng thời cho thấy khẩu trang thực sự có thể đóng một vai trò cốt yếu.
Những ngày gần đây, nước ta ghi nhận nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2 do lây nhiễm cộng đồng ở Hà Nam, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hưng Yên, Quảng Nam, Hà Nội, Đà Nẵng, An Giang. Đặc biệt là sự xuất hiện của chùm ca bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Số ca mắc tại bệnh viện này đã lên đến hàng chục ca; toàn bộ bệnh viện đã tiến hành cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19. Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp và lan rộng ra nhiều địa phương.
Hơn một năm qua, kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện và làm đảo lộn cuộc sống trên toàn thế giới, con người cũng dần hình thành thói quen mới để thích ứng, điển hình là việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Dần dần mọi người đều phải thừa nhận khẩu trang là công cụ tự vệ tuyệt vời trước virus nhưng liệu chúng ta đã sử dụng khẩu trang đúng cách và có khi nào một thói quen mà chúng ta thường làm trong vô thức khi sử dụng khẩu trang thực ra lại gây hại hay không? Sau đây là ý kiến của một số chuyên gia về những thói quen có hại khi chúng ta sử dụng khẩu trang.
Trên thế giới, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với hơn 85 triệu ca mắc COVID-19 tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 1,84 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên vào ngày 23/1/2020, đến thời điểm này, đã ghi nhận tổng cộng 1.497 mắc COVID-19.
Nguy cơ phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên các chuyến bay là rất thấp nếu hành khách đeo khẩu trang. Đây là kết luận trong một nghiên cứu được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra ngày 15/10, qua đó mang lại thông tin tích cực cho ngành hàng không vốn đang chật vật phục hồi sau cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra.
Tối 13/3, Bộ Giao thông Vận tải phát đi thông cáo báo chí về khuyến cáo phải đeo khẩu trang tại các cảng hàng không, bến tàu, bến xe, nhà ga và trên mọi phương tiện vận tải hành khách để phòng, chống dịch COVID-19.
Người dân của nhiều nước khắp thế giới đang đổ xô đi mua khẩu trang y tế nhằm phòng ngừa chủng virus corona mới (2019-nCoV) bùng phát tại Trung Quốc. Một số công ty thậm chí yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang tại nơi làm việc. Nhiều trường học tại Hàn Quốc đề nghị phụ huynh trang bị cho con em khẩu trang và dung dịch sát khuẩn tay khi các em trở lại trường sau kỳ nghỉ Đông. Tuy nhiên, liệu khẩu trang có hiệu quả trong phòng ngừa virus 2019-nCoV hay không.