Dù ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nhưng thực tế, tình trạng thiếu trang thiết bị giảng dạy, cơ sở vật chất vẫn xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở các trường ở địa bàn miền núi. Hiện các nhà trường đang nỗ lực khắc phục tình trạng này, đảm bảo cho học sinh được học tập tốt.
Những năm qua, tỉnh Lai Châu đã sử dụng nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục tại huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Nhờ đó, diện mạo ngành giáo dục đã thay đổi rõ nét, từng bước đáp ứng tốt công tác dạy và học tại các điểm trường, trường học khu vực biên giới phía Bắc.
Ngày 6/12, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cùng đoàn công tác UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã thăm và trao tặng 100 máy tính cho trường Trung học Phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ và trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học Phổ thông tỉnh; tặng giải pháp phần mềm giáo dục trực tuyến onluyen.vn cho ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình.
Từ ngày 8/2, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn thành phố Hà Nội và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở các huyện, thị xã đã trở lại trường học. Bên cạnh sự vui mừng, háo hức của phụ huynh và học sinh thì ngay trong những ngày đầu, nhiều trường đã phát hiện nhiều giáo viên, học sinh là F0, F1. Các nhà trường đã phối hợp với cha mẹ học sinh để khắc phục khó khăn, khẩn trương ứng phó linh hoạt với dịch bệnh, hạn chế tối đa sự xáo trộn việc dạy và học.
Thực hiện chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, sáng 11/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường về lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Nhiều đại biểu quan tâm đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về vấn đề dạy và học trực tuyến, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn diễn biến phức tạp, kéo dài.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn số 4808/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học khi học sinh trở lại trường học tập.
Đắk Nông vừa ban hành Chương trình số 28-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhằm nâng cao chất lượng dạy và học gắn với việc triển khai Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn giai đoạn 2021-2025.
Sáng 5/9, có 44/63 tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức khai giảng năm học mới với nhiều hình thức linh hoạt, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực, thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, giáo viên vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ dạy và học. Trong đó, có 24 địa phương tổ chức khai giảng trực tiếp, 20 địa phương khai giảng trực tuyến hoặc trên truyền hình.
Thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nghỉ học. Để đảm bảo kiến thức cũng như duy trì việc học, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã triển khai các giải pháp để học sinh được học tập, ôn luyện tại nhà. Những lớp học trực tuyến thông qua các phần mềm hỗ trợ dạy và học được triển khai, các thầy, cô giáo khắc phục khó khăn đưa kiến thức đến với các em học sinh.
Những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bạc Liêu đã được đầu tư cơ sở vật khang trang, cùng đội ngũ giáo viên có trình độ, tâm huyết với nghề, đảm bảo chất lượng dạy, học và nuôi dưỡng học sinh.
Qua 5 năm thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020”, ý thức dạy học, tự học, sử dụng ngoại ngữ của giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động được nâng lên rõ rệt. Ngành giáo dục cũng đã có sự đầu tư cả về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho việc dạy và học ngoại ngữ.