Ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã có công văn gửi các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đề nghị tăng cường công tác phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.
Trước tình hình dịch đau mắt đỏ lây lan tại nhiều trường học trên địa bàn, ngành Y tế tỉnh Lào Cai đã và đang phối hợp với ngành Giáo dục các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống, giảm ca lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe học sinh.
Trước tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có chiều hướng lây lan rộng trên địa bàn, đặc biệt tại các trường học, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang khẩn trương phối hợp cùng các ngành liên quan triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để khống chế dịch bệnh.
Số ca đau mắt đỏ tại An Giang đang tăng nhanh, diễn biến phức tạp và dự báo bùng phát mạnh trong thời gian tới. Ngành Y tế tỉnh khẩn trương triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn bệnh lây lan.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa cho biết, dự báo trong thời gian tới, tình hình bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát mạnh do số người mắc bệnh trong cộng đồng cao và vào thời điểm năm học đã bắt đầu. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An tăng cường các hoạt động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, hạn chế thấp nhất bệnh lây lan trong cộng đồng.
Sáng 28/9, Giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Thuận Đinh Văn Hùng cho biết, thời gian gần đây, bệnh đau mắt đỏ ở các địa phương trong tỉnh đang có dấu hiệu bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng, trong đó có cả người lớn và trẻ em.
Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm khuẩn hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Đau mắt đỏ thường xảy ra ở địa bàn lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sinh hoạt.
Từ đầu tháng 9/2023 đến nay, bệnh đau mắt đỏ (hay còn gọi bệnh viêm kết mạc) lây lan nhanh tại nhiều địa phương của tỉnh Đắk Lắk. Số người bệnh đến khám và điều trị đau mắt đỏ tại các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân tăng đột biến, trong đó chủ yếu là học sinh.
Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có khoảng 3.000 người mắc bệnh đau mắt đỏ, tập trung chủ yếu tại thành phố Pleiku. Cao điểm của dịch bắt đầu từ đầu tháng 9 và tăng cao sau ngày khai giảng năm học mới.
Hiện chưa có thống kê đầy đủ về tình hình bệnh đau mắt đỏ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, tuy nhiên, tại một số địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước… và một số bệnh viện Trung ương, số bệnh nhân bị đau mắt đỏ đang gia tăng nhanh chóng. Tháng 9 cũng là thời điểm học sinh bước vào năm học mới, việc học sinh trở lại trường có cơ hội tiếp xúc gần với nhau nên dịch rất dễ lây lan.
Từ đầu tháng 9/2023 đến nay, bệnh đau mắt đỏ (hay còn gọi bệnh viêm kết mạc) đang lây lan nhanh tại nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa như thành phố Nha Trang, các huyện Cam Lâm, Diên Khánh…Số bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện chuyên Khoa Mắt tăng nhiều lần so với thời điểm tháng 8/2023 và cùng kỳ năm trước.
Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, những ngày gần đây, bệnh đau mắt đỏ xuất hiện và lây lan trong các trường Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non trên địa bàn thành phố.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC), Bệnh viện Mắt phối hợp cùng Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) khẩn trương tìm chính xác tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn.
Thạc sĩ, bác sĩ Lưu Quỳnh Anh, Phó trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, dễ lây lan thành dịch.