Ngày 11/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày trước Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định về đất trồng lúa phải giải quyết được một số vấn đề quan trọng, mở ra hướng mới cho người nông dân trong phát triển kinh tế, làm giàu từ đất trồng lúa. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp rà soát, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa, chiều 12/8, tại Trụ sở Chính phủ.
Ngày 12/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 320/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về đất trồng lúa.
Thực hiện Đề án "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang" giai đoạn 2021 - 2025, trong năm 2023, Tiền Giang tiếp tục chuyển đổi gần 4.900 ha đất trồng lúa kém hiệu quả khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 sang các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Từ ngày 1/2/2023, một số chính sách liên quan đến kinh tế như: Việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài; tiêu chí xác định linh kiện được miễn thuế nhập khẩu sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin; hỗ trợ kinh phí cho người trồng lúa... sẽ có hiệu lực thi hành.
Diễn biến thời tiết thất thường, giá cả vật tư sản xuất nông nghiệp tăng cao trong khi giá lúa thương phẩm lại thấp là nguyên nhân khiến người nông dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế bỏ hoang 870 ha diện tích đất sản xuất lúa trong vụ Hè Thu 2022.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành công văn số 268/TTg-NN ngày 22/3/2022 chấp thuận UBND tỉnh Bắc Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 83 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu đô thị mới xã Nội Hoàng.
Hơn 10 năm gần đây diện tích trồng dừa uống nước ở tỉnh Đồng Tháp ngày càng tăng, từ hơn 600 ha năm 2015 tăng lên hơn 1.000 ha năm 2021. Đa số bà con chuyển đổi diện tích vườn tạp, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dừa. Trồng nhiều nhất là huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Châu Thành, Cao Lãnh, bình quân mỗi năm cho sản lượng hơn 5.000 tấn.
Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, năm nay, tỉnh Trà Vinh chuyển đổi khoảng 1.550 ha đất trồng lúa và khoảng 500 ha đất trồng mía kém hiệu quả sang cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản.