Nhóm Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ là cư dân có mặt tương đối sớm ở Tây Bắc nước ta. Các nhóm khác đến muộn hơn, khoảng 200-300 năm trở lại, quá trình hội nhập của nhóm Phù Lá Hán còn tiếp diễn cho tới những năm 40 của thế kỷ XX.
Không chỉ chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, giờ đây, cộng đồng các dân tộc thiểu số rất ít người của Lào Cai xuất hiện ngày càng nhiều những cán bộ tiêu biểu, gương mẫu đi đầu trong công tác vận động xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong chính đồng bào mình, góp phần xây dựng kinh tế, xã hội tại địa phương phát triển. Chị Giàng Sín Xuyển, 37 tuổi, dân tộc Phù Lá, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là một điển hình như vậy.
Người Phù Lá ở Yên Bái là một trong 13 dân tộc bản địa cùng cư trú lâu đời trên mảnh đất giàu bản sắc các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của tỉnh Yên Bái, dân tộc Phù Lá còn có tên gọi là Xá Phó, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, ở nhà sàn loại nhỏ, cư trú chủ yếu ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, một số ít sinh sống ở các huyện Văn Chấn và huyện Yên Bình.
Đối với người Phù Lá, tết cơm mới "Giày xí mà" là một nghi lễ rất quan trọng để cảm ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho gia đình, cộng đồng có vụ mùa bội thu. Khi các cánh đồng lúa đã ngả màu, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch mới, các gia đình trong làng chọn lấy một ngày tốt, ngày đẹp để tổ chức ăn tết cơm mới.