Lễ hội Háu Đoong (Lễ cúng thần rừng) của đồng bào dân tộc Giáy được tổ chức vào ngày 10 và 11/7 tại phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu), là nơi tập trung đông người Giáy sinh sống.
Ngay từ những ngày đầu tháng 7 Âm lịch, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai đã chuẩn bị các nghi thức để đón rằm. Rằm tháng 7 đối với đồng bào vùng cao được coi là cái Tết lớn chỉ sau Tết Nguyên đán. Trong dịp này, những tín ngưỡng thờ cúng dân gian cùng phong tục, tập quán giàu bản sắc của mỗi tộc người được thể hiện rõ nét; bên cạnh sự tương đồng còn có những nét riêng, độc đáo.
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, tỉnh Lào Cai đã có nhiều chỉ đạo cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về chất và lượng trong phát triển kinh tế hợp tác, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Chiều 20/5, đô cử người dân tộc Giáy Hoàng Thị Duyên đã “săn vàng” thành công cho Cử tạ Việt Nam ở hạng cân 59 kg nữ. Cô cũng đã phá kỷ lục SEA Games mà bản thân đã thiết lập trước đó ở nội dung cử giật.
Có lịch sử từ lâu đời, Lễ cầu an của dân tộc Giáy ở xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang luôn được đồng bào nơi đây gìn giữ. Tập quán này vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
"Thật ra, ở Lào Cai không thiếu những vận động viên tài năng, tuy nhiên chỉ có tài năng thì không đủ. Điều cốt yếu tạo nên một nhà vô địch ngoài năng khiếu thiên bẩm còn cần có sự đam mê và nỗ lực vượt khó phi thường. Hoàng Thị Duyên là vận động viên hiếm hoi hội tụ đầy đủ các phẩm chất ấy để trở thành nhà vô địch khu vực và thế giới bộ môn Cử tạ" - Huấn luyện viên Cử tạ Nguyễn Cao Hùng, Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao Lào Cai, người phát hiện và theo sát vận động viên Hoàng Thị Duyên (sinh năm 1996, dân tộc Giáy, trú tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) từ những ngày đầu nhập môn không giấu niềm tự hào khi chia sẻ về cô học trò cưng của mình.
Người Giáy từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200 năm. Người Giáy cư trú ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương (Lào Cai), Yên Minh, Ðồng Văn (Hà Giang), Phong Thổ, Mường Tè (Lai Châu). Nhà sàn là nhà ở truyền thống.
Không chỉ có nét đẹp hoang sơ của nương rẫy, sự kỳ vĩ của núi non, kho tàng văn hóa của người dân bản địa mới thật sự là kho báu vô giá của vùng cao Lào Cai. Đặc biệt, nét đẹp văn hóa riêng có ấy thể hiện đậm nhất mỗi khi các thôn bản đón lễ, tết truyền thống của dân tộc mình. Ở Lào Cai, tháng bảy âm lịch hằng năm là thời điểm các tộc người trên địa bàn nô nức đón cái tết mang đậm bản sắc với phong tục truyền thống, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong mắt các du khách quốc tế.
Dân tộc Giáy coi dân ca là tiếng lòng, là lời tâm sự và cũng là sự rung động của con tim, cho nên ngoài những bài hát có "khung", có "sườn", có lời sẵn, phải truyền dạy, học thuộc ra, thì có tới một nửa số bài hát đối đáp của đôi lứa, các buổi vui bên mâm rượu... đều là sáng tác "tức thì" để nói lên tình cảm, phù hợp với hoàn cảnh của đôi bên và cảnh quan, thời điểm đang diễn ra cuộc hát.
Diễn ra vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm tại bản Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Chợ tình Khâu Vai là lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao nguyên đá Hà Giang.
Đến với Lai Châu, du khách sẽ được giới thiệu tới thăm xã San Thàng (thành phố Lai Châu) - nơi có những món bánh lạ miệng, thơm ngon của đồng bào dân tộc Giáy được bán ở phiên chợ vào ngày cuối tuần. Đó là những loại bánh cổ truyền mà trước đây người dân tộc Giáy chỉ làm vào dịp lễ tết như bánh bỏng, bánh dẻo, bánh cắt, bánh trắng, bánh tẻ, bánh dày, bánh bò… Ngày nay, làm bánh đã trở thành nghề nuôi sống nhiều gia đình.
Dân tộc Giáy ở nước ta có khoảng gần 60.000 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu và Cao Bằng. Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Giẳng. Tiếng Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.