Ngày 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024.
Ngày 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII.
Ngày 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024.
Ngày 12/10, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Liên hoan hát then đàn tính, dân ca và trình diễn trang phục dân tộc truyền thống thanh, thiếu nhi các trường học trên địa bàn năm 2024.
Tối 27/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND huyện Phong Thổ tổ chức Liên hoan Hát then - Đàn tính và Nghệ thuật Xòe Thái tỉnh lần thứ VI năm 2024.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 từ ngày 15 đến 17/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Làm sao để di sản thực hành Then không bị mai một và được phát huy giá trị xứng với tầm vóc, đây là câu hỏi để tỉnh Cao Bằng nỗ lực hơn, đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy làn điệu dân ca nổi tiếng này.
Ngày 22/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Liên hoan hát Then, đàn Tính tỉnh lần thứ nhất năm 2023 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật hát Then.
Ngày 7/10, tại Khu du lịch thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) đã diễn ra Chương trình hát Then, đàn Tính năm 2023 với sự tham gia của 1.000 người.
Ngày 14/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Krông Pắk tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng tại xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hơn 4 năm qua, chị Đàm Thanh Hiền (28 tuổi), Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính cội nguồn thôn Quan Hạ, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không tiếc thời gian, công sức miệt mài dạy hát Then cho 30 thành viên của Câu lạc bộ với mong muốn lưu giữ bảo tồn phát huy giá trị của nghệ thuật hát Then, đàn Tính của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
Trước sự phát triển của xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nét văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Than Uyên (Lai Châu) đang bị mai một. Vì vậy, thời gian qua, huyện luôn nỗ lực giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc nhằm tạo đà cho du lịch văn hóa phát triển.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện âm nhạc công nghệ cao, sự bùng nổ của các dòng nhạc hiện đại khiến cho nghệ thuật truyền thống ngày càng bị lấn át và có nguy cơ mai một. Giữa dòng xu thế đó, tại thành phố nhỏ biên cương Cao Bằng, nữ nghệ sỹ tuổi đời thất thập Hoàng Kim Tuế vẫn âm thầm, miệt mài đem hết tâm hồn, trí tuệ và tình yêu nghệ thuật hát Then, đàn Tính truyền lại cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn, khôi phục và phát triển loại hình dân ca đặc sắc đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đàn tính là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Tày - Nùng tỉnh Cao Bằng. Kể từ khi Thực hành hát Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, những nghệ nhân chế tác đàn tính lại một lần nữa được sống say mê với nghề chế tác loại nhạc cụ độc đáo này.
Với mục đích bảo tồn, phát huy và vinh danh các giá trị đặc sắc của làn điệu Then, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của làn điệu Then.
Từ ngày 12 - 14/5/2018, tại thành phố Hà Giang (Hà Giang) đã diễn ra Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ 6 năm 2018 và công bố Quy hoạch Khu du lịch quốc gia cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Giữa chốn đô thị hiện đại, sầm uất và náo nhiệt như Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng những tiếng hát Then, đàn Tính vẫn có “sân chơi”, "đất diễn" nhất định và đang mang lại một sức sống mới nhờ bàn tay của các “nghệ sĩ” có cùng đam mê đặc biệt với làn điệu này.
Hát then - Đàn tính là loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Nhằm góp phần bảo tồn và tạo sức lan tỏa loại hình nghệ thuật này trong cộng đồng, những năm qua tỉnh Lạng Sơn khuyến khích thành lập và phát triển các Câu lạc bộ Hát then trên địa bàn tỉnh.
“Người Tày, Nùng ở đâu thì đàn tính, hát then được chơi ở đó”, chúng tôi được giới thiệu như thế khi bắt đầu tìm hiểu về nghi lễ hát then của người Tày, Nùng trên đất Đắk Nông. Nghi lễ này hiện đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ngồi trong căn nhà ván nhìn ra màn mưa phủ trắng vườn cà phê, ông Lăng Văn Hợp (58 tuổi) lim dim đôi mắt và lắc đều chiếc lục lạc trên tay theo nhịp đàn tính của cậu con trai 25 tuổi Lăng Văn Chi. Hình ảnh cha con ông Hợp cùng chơi đàn tính đã trở nên quen thuộc đối với người dân ở thôn 12 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng). Ông Hợp rất tự hào về người con trai của mình. Bởi lẽ, cây đàn tính mà cậu đang chơi do chính tay cậu làm. Còn điệu đàn tính mà cậu đang đánh cũng do cậu tự học “lóm” ở cha. Ở làng Tày thôn 12 này, không riêng cha con ông Hợp, rất nhiều người đang tìm về với tiếng đàn tính, điệu hát then như tìm về với nguồn cội quê nhà.