Khu rừng Giáng Hương cổ thụ gần cả ngàn cây với diện tích hơn 3 ha, mọc san sát có chiều cao tầm 30m-40m, đường kính trung bình độ 70cm-100cm. Không có những loại cây khác mọc xen vào, cả khu rừng chỉ toàn Giáng hương tạo không gian độc đáo của hình ảnh thẳng tắp lên tận trời.
Điều đáng tự hào là từng cá nhân trong cộng đồng người dân tộc thiểu số xã Ia Kriêng không ai bảo ai đều có ý thức chung tay bảo vệ khu rừng Giáng Hương này. Ông Rơ Mah Kem, làng Grông, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ hơn 20 năm làm công việc thầm lặng, đi tuần tra rừng Giáng Hương mỗi ngày. Những lúc bận việc, ông Kem kêu gọi, động viên người dân, người thân phân công nhau cùng tuần tra, gìn giữ rừng gỗ Hương quý, không cho người lạ vào chặt phá cây và lấn chiếm đất.
Tồn tại hàng trăm năm, rừng Giáng Hương là báu vật, là khu rừng thiêng đã gắn liền với dân làng Grông qua biết bao thăng trầm của nhiều thế hệ. Hơn 20 năm qua, từ khi chính quyền vào cuộc chung với dân làng cùng bảo vệ khu rừng, chưa một gốc cây hương nào bị phá hoại, từng cây Hương đều được người dân đánh dấu để kịp kiểm tra và bảo vệ.
Hơn chục năm trước, có thời điểm, diện tích khu rừng Giáng hương bị quy hoạch vào vùng chuyển đổi sang trồng cao su, những người già trong làng quyết giữ lại cho bằng được. Tâm tư, nguyện vọng của bà con đã được chính quyền xã, huyện lắng nghe, ghi nhận. Hiện nay, UBND huyện Đức Cơ cấp kinh phí 4 triệu đồng mỗi tháng để xã Ia Kriêng ký hợp đồng cho hai nhân viên chuyên trách bảo vệ rừng Hương 24/24 giờ.
Anh Trịnh Xuân Hữu, nhân viên Hạt Kiểm lâm huyện Đức Cơ, cho biết: Bà con người dân tộc thiểu số làng Grông ý thức rất cao về việc giữ rừng, đặc biệt là rừng Giáng Hương này. Cứ thấy có người lạ nào xuất hiện, họ sẽ báo ngay cho cán bộ, chính quyền địa phương hoặc người quản lý bảo vệ rừng để nhanh chóng có biện pháp xử lý, không để rừng bị xâm hại. Thực chất, bảo vệ rừng mà bắt nguồn từ ý thức cả cộng đồng như thế này, không có ai dám vào đây phá rừng.
Không chỉ dựa vào dân, chính quyền huyện Đức Cơ cùng có những động thái tích cực cùng bà con gìn giữ từng gốc Hương quý hiếm. Lực lượng Kiểm lâm thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, đồng thời cho nhân viên bảo vệ dựng nhà ở lại trong rừng để bảo vệ từng gốc Hương quý. Rừng cách xa khu dân cư nên điều kiện sinh hoạt, điện nước đều thiếu thốn, nhưng với tinh thần cùng nhau giữ rừng, những người làm công tác bảo vệ, quản lý rừng ở đây luôn vượt qua khó khăn. Anh Nguyễn Hữu Mạnh, người hàng ngày trực tiếp bảo vệ rừng Giáng Hương, cho biết: Tôi trông rừng Hương từ hơn mười năm nay, chưa thấy có hành động phá hoại khu rừng vì không người lạ nào vào được khu rừng này. Hằng năm, hàng triệu trái hương chín rơi đầy nhưng tỷ lệ mọc quá ít, chỉ độ vài chục cây con. Điều tôi mong muốn là các cơ quan chức năng thu lượm lại trái hương để nhân giống trồng trên những khoảnh rừng khác. Nếu được vậy, chúng ta sẽ có thêm nhiều cánh rừng Hương nữa cho con cháu.
Ông Trịnh Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND Huyện Đức Cơ, cho biết: Sắp tới sẽ làm rào chắn, tường rào để bảo vệ rừng Giáng Hương quý, đồng thời tăng cường chăm sóc để rừng hương phát triển tốt hơn. Ngoài ra, chính quyền cũng đang có hướng sẽ đầu tư đường từ Ủy ban xã vào cánh rừng Hương cho khách du lịch tham quan nhằm phát triển du lịch địa phương.
Rừng ở Tây Nguyên hầu như không còn nguyên vẹn, địa chỉ khu rừng Giáng Hương này không chỉ là báu vật của riêng bà con làng Grông mà có thể nói nó là báu vật của cả tỉnh Gia Lai. Để giữ được rừng, nhất thiết phảo có sự liên kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư và chính quyền. Có thể thấy, huyện Đức Cơ là đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cộng đồng dân cư mới có thể gìn giữ được khu rừng Giáng Hương quý hiếm này hàng trăm năm nay. Đây là công tác tích cực cần được nhân rộng để Gia Lai có thêm nhiều khu rừng quý hiếm được bảo tồn và phát triển.
Điều đáng tự hào là từng cá nhân trong cộng đồng người dân tộc thiểu số xã Ia Kriêng không ai bảo ai đều có ý thức chung tay bảo vệ khu rừng Giáng Hương này. Ông Rơ Mah Kem, làng Grông, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ hơn 20 năm làm công việc thầm lặng, đi tuần tra rừng Giáng Hương mỗi ngày. Những lúc bận việc, ông Kem kêu gọi, động viên người dân, người thân phân công nhau cùng tuần tra, gìn giữ rừng gỗ Hương quý, không cho người lạ vào chặt phá cây và lấn chiếm đất.
Tồn tại hàng trăm năm, rừng Giáng Hương là báu vật, là khu rừng thiêng đã gắn liền với dân làng Grông qua biết bao thăng trầm của nhiều thế hệ. Hơn 20 năm qua, từ khi chính quyền vào cuộc chung với dân làng cùng bảo vệ khu rừng, chưa một gốc cây hương nào bị phá hoại, từng cây Hương đều được người dân đánh dấu để kịp kiểm tra và bảo vệ.
Hơn chục năm trước, có thời điểm, diện tích khu rừng Giáng hương bị quy hoạch vào vùng chuyển đổi sang trồng cao su, những người già trong làng quyết giữ lại cho bằng được. Tâm tư, nguyện vọng của bà con đã được chính quyền xã, huyện lắng nghe, ghi nhận. Hiện nay, UBND huyện Đức Cơ cấp kinh phí 4 triệu đồng mỗi tháng để xã Ia Kriêng ký hợp đồng cho hai nhân viên chuyên trách bảo vệ rừng Hương 24/24 giờ.
Anh Trịnh Xuân Hữu, nhân viên Hạt Kiểm lâm huyện Đức Cơ, cho biết: Bà con người dân tộc thiểu số làng Grông ý thức rất cao về việc giữ rừng, đặc biệt là rừng Giáng Hương này. Cứ thấy có người lạ nào xuất hiện, họ sẽ báo ngay cho cán bộ, chính quyền địa phương hoặc người quản lý bảo vệ rừng để nhanh chóng có biện pháp xử lý, không để rừng bị xâm hại. Thực chất, bảo vệ rừng mà bắt nguồn từ ý thức cả cộng đồng như thế này, không có ai dám vào đây phá rừng.
Không chỉ dựa vào dân, chính quyền huyện Đức Cơ cùng có những động thái tích cực cùng bà con gìn giữ từng gốc Hương quý hiếm. Lực lượng Kiểm lâm thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, đồng thời cho nhân viên bảo vệ dựng nhà ở lại trong rừng để bảo vệ từng gốc Hương quý. Rừng cách xa khu dân cư nên điều kiện sinh hoạt, điện nước đều thiếu thốn, nhưng với tinh thần cùng nhau giữ rừng, những người làm công tác bảo vệ, quản lý rừng ở đây luôn vượt qua khó khăn. Anh Nguyễn Hữu Mạnh, người hàng ngày trực tiếp bảo vệ rừng Giáng Hương, cho biết: Tôi trông rừng Hương từ hơn mười năm nay, chưa thấy có hành động phá hoại khu rừng vì không người lạ nào vào được khu rừng này. Hằng năm, hàng triệu trái hương chín rơi đầy nhưng tỷ lệ mọc quá ít, chỉ độ vài chục cây con. Điều tôi mong muốn là các cơ quan chức năng thu lượm lại trái hương để nhân giống trồng trên những khoảnh rừng khác. Nếu được vậy, chúng ta sẽ có thêm nhiều cánh rừng Hương nữa cho con cháu.
Ông Trịnh Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND Huyện Đức Cơ, cho biết: Sắp tới sẽ làm rào chắn, tường rào để bảo vệ rừng Giáng Hương quý, đồng thời tăng cường chăm sóc để rừng hương phát triển tốt hơn. Ngoài ra, chính quyền cũng đang có hướng sẽ đầu tư đường từ Ủy ban xã vào cánh rừng Hương cho khách du lịch tham quan nhằm phát triển du lịch địa phương.
Rừng ở Tây Nguyên hầu như không còn nguyên vẹn, địa chỉ khu rừng Giáng Hương này không chỉ là báu vật của riêng bà con làng Grông mà có thể nói nó là báu vật của cả tỉnh Gia Lai. Để giữ được rừng, nhất thiết phảo có sự liên kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư và chính quyền. Có thể thấy, huyện Đức Cơ là đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cộng đồng dân cư mới có thể gìn giữ được khu rừng Giáng Hương quý hiếm này hàng trăm năm nay. Đây là công tác tích cực cần được nhân rộng để Gia Lai có thêm nhiều khu rừng quý hiếm được bảo tồn và phát triển.
Hồng Điệp