Những năm gần đây, huyện Đam Rông đã bứt phá khá ngoạn mục bằng các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như sầu riêng, chuối laba, dứa mật… và đặc biệt là sản phẩm cá tầm đưa nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu.
Từng đi làm công nhân trong khu công nghiệp hiện đại trên thành phố, nhưng quyết định nghỉ việc để “bỏ phố về rừng” Đam Rông (Lâm Đồng), chị Nguyễn Phương Bắc đã trở thành “tỷ phú” ở tuổi 40. Chị vinh dự được bình chọn là một trong 100 gương mặt nhà nông tiêu biểu, nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023".
Ngày 18/2, theo tuyến Quốc lộ 27, nhóm phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đến khu rừng phòng hộ Phi Liêng (huyện Đam Rông, Lâm Đồng), thâm nhập những tiểu khu rừng đã bị triệt hạ, được trồng cây nông nghiệp thế vào rồi được phân lô, treo biển bán đất rừng.
Theo Chi cục Kiểm lâm vùng IV, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) đã bước vào mùa khô hanh, nắng nóng kéo dài của năm 2018 nên các địa phương sớm chủ động công tác phòng chống cháy rừng nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất do cháy rừng gây ra.
Nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân huyện nghèo Đam Rông, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nước sinh hoạt Đạ R’Sal (xã Đạ R’Sal, Đam Rông) với kinh phí hơn 28 tỷ đồng.
Mùa cà phê năm nay thôn nhỏ Ðưng Glê như rộn ràng hơn hẳn. Bởi sau 3 mùa rẫy, bà con đã dừng bước chân di cư để trồng cà phê - “gieo hy vọng” cho cuộc sống mới ổn định, ấm no.
Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, có trên 70% là đồng bào dân tộc, với 24 dân tộc anh em sinh sống. Sau hơn 10 năm thành lập, nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước nên công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc ở huyện Đam Rông đã có nhiều khởi sắc.