Chiều 1/7, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an tổ chức lễ phát động triển khai luật Căn cước năm 2023 và Công bố dịch vụ xác thực điện tử.
Ngày 1/4, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết, Luật Căn cước chính thức có hiệu thi hành kể từ ngày 1/7 và sẽ chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước. Ngoài ra, Luật Căn cước còn có nhiều nội dung mới so với những quy định hiện hành liên quan đến căn cước công dân.
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) ký thỏa thuận hợp tác với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thúc đẩy triển khai Đề án 06 và phục vụ quá trình chuyển đổi số quốc gia. Đáng chú ý, Cục C06 đã tham mưu, đề xuất giải pháp định danh số nhà, số căn hộ.
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), nhiều dịch vụ công trực tuyến được người dân hưởng ứng tham gia thực hiện với tỷ lệ cao.
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết, mặc dù Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an kết nối, chia sẻ tới 60/63 tỉnh thành, nhưng hiện phần lớn các đơn vị có thẩm quyền, cơ quan chức năng không thực hiện, vẫn yêu cầu công dân cung cấp giấy xác nhận cư trú.
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, tính đến ngày 13/10, hệ thống định danh điện tử đã cấp được 10,5 triệu tài khoản, trong đó 115 nghìn tài khoản đăng ký online (tài khoản mức 1) và 10,4 triệu tài khoản đăng ký tại cơ quan công an (tài khoản mức 2).
Ngày 23/8, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết, đơn vị đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện quy định của Luật Cư trú để thống nhất, đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Chiều 18/7, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức họp báo công bố ứng dụng định danh điện tử (VNEID); đồng thời phê duyệt tài khoản định danh điện tử cho 10 công dân đầu tiên.
Ngày 18/10, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết, Cục đã xây dựng, triển khai trên Facebook trang Fanpage “Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư” để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh về các vấn đề về quản lý dân cư, căn cước công dân.
Ngày 12/8, tại Hà Nội, Bộ Công an có buổi làm việc với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc chia sẻ dữ liệu dùng chung trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm phục vụ công tác truy vết và quản lý tiêm phòng COVID-19.
Ngày 18/5, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết, sau khi báo chí đưa tin về một số đối tượng rao bán gói dữ liệu bao gồm thông tin cá nhân, trong đó có chứng minh nhân dân của nhiều người, Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội giao Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư rà soát, kiểm tra hệ thống dữ liệu, căn cước công dân.
Chiều 17/8, Bộ Công an tổ chức lễ công bố Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, đồng thời ra mắt Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư; công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm Thượng tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.