Phát huy tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) đã tích cực tham gia thực hiện tiết kiệm mỗi ngày 1.000 đồng để gây quỹ. Từ nguồn quỹ này, hàng ngàn đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn trong toàn huyện đã được giúp đỡ, tạo điều kiện vươn lên.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk (CDC), hiện trên địa bàn, một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng... đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương và ngành Y tế tăng cường các biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, trong thời gian qua các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn ma túy. Tuy nhiên, tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh gia tăng.
Ngày 29/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo tham vấn đánh giá thực trạng và xây dựng chiến lược giảm thiểu xung đột giữa voi và người tại tỉnh Đắk Lắk.
Chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 13/4, “ATM gạo nghĩa tình” ở Đắk Lắk nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp chính quyền, các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm xa gần và nhân dân trên địa bàn. Từ một trạm "ATM gạo nghĩa tình" đầu tiên ở đường sách cà phê (thành phố Buôn Ma Thuột), hiện nay, Ban Tổ chức đã xây dựng được thêm 10 "ATM gạo nghĩa tình" khác để đưa gạo đến tận tay người nghèo, người yếu thế vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vào tận buôn đồng bào dân tộc.
Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương (từ ngày 22 – 24/11/2019) tại tỉnh Đắk Lắk, chiều 23/11, các tập đoàn, doanh nghiệp, đơn vị thuộc Khối đã tặng tỉnh Đắk Lắk hơn 14 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hiện vật) để thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Văn hóa truyền thống của người Êđê không chỉ được thể hiện qua trang phục thổ cẩm, hay điệu dân ca, dân vũ, âm sắc trống, chiêng… mà còn ở những món ăn đậm đà hương vị núi rừng.
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh khi số ca mắc bệnh có dấu hiệu tăng nhanh tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của địa phương.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, niên vụ cà phê 2018-2019, mặc dù diện tích cà phê kinh doanh cho thu hoạch giảm xuống chỉ còn 187.279 ha, giảm 4.204 ha nhưng tỉnh vẫn ước đạt trên 464.175 tấn cà phê nhân, tăng 4.390 tấn so với niên vụ trước.
Qua kiểm tra, rà soát của địa phương, hiện tỉnh Đắk Lắk không còn quỹ đất hoặc còn nhưng lại "vướng" các thủ tục về thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên không thể hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ.
Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ khó khăn ở xã Ea Tul, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, nhiều trí thức trẻ người Dao ở thôn 3, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trở về quê hương thành lập Hợp tác xã, liên kết sản xuất cà phê, hồ tiêu theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dù gặp nhiều khó khăn về quỹ đất ở, đất sản xuất…nhưng Đắk Lắk là một trong những tỉnh khu vực Tây Nguyên có nhiều nỗ lực trong việc sắp xếp, ổn định dân di cư ngoài kế hoạch.
Ea M’droh là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) với 76% dân số là người dân tộc thiểu số. Những năm trước đây, tình trạng tảo hôn ở Ea M’droh diễn ra rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng dân số và là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo.
Với số lượng người dân tộc Thái chiếm đến hơn 90%, buôn Thái (xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vẫn còn lưu lại nhiều phong tục văn hóa đặc sắc, trong đó có tục “ngủ thăm”.