Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Trong năm 2019, tỉnh Cao Bằng đón hơn 1,5 triệu lượt khách du lịch (tăng 21% so với năm 2018), doanh thu từ du lịch đạt 470 tỷ đồng (tăng 29,3% so với năm 2018). Đây là kết quả của việc thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua.
Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình) được ví như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất biên cương Cao Bằng. Nơi đây có cấu tạo địa chất rất đặc biệt với những dãy núi cao, nhiều khoáng sản quý hiếm như vàng, bạc, thiếc, vonphram, quặng uranium... Phia Oắc - Phia Đén vẫn giữ được rừng nguyên sinh, hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đặc biệt, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, có băng tuyết về mùa đông và là nơi lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.
Tối 24/11, tỉnh Cao Bằng long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu cho Công viên địa chất Non nước Cao Bằng; Công bố Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An là Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”.
Ngày 24/11, lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận sẽ diễn tại thành phố Cao Bằng. Cùng với lễ đón nhận, tỉnh Cao Bằng sẽ công bố Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An là Di tích quốc gia đặc biệt gắn với chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
UNESCO và Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu đang hỗ trợ sự phát triển các công viên địa chất trên toàn thế giới. Quảng Ngãi bước đầu đã tiến hành xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.
Chiều 5/9, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Nông tổ chức Hội nghị công bố, chuyển giao kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu, điều tra đánh giá di sản địa chất, xây dựng công viên địa chất khu vực Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”. Đây là công trình khoa học do Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu trong hai năm, từ 7/2016 đến 7/2018.
Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, vào 12 giờ 56 phút giờ Paris ngày 12/4/2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 ở Paris, Pháp, đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO.
Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thông qua phương án dành gần 50 tỷ đồng từ vốn sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án xây dựng khu vực Lý Sơn - Bình Châu thành Công viên địa chất toàn cầu, giai đoạn 2017- 2024. Cùng với đó, tỉnh sẽ hợp tác với Viện Khoa học địa chất Việt Nam hoàn thiện hồ sơ liên quan, sớm trình UNESCO công nhận.
Cao Bằng là địa phương có bề dày lịch sử, văn hoá với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có giá trị du lịch cao. Tuy nhiên, đến nay kinh tế du lịch vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, di sản chưa được quan tâm đúng mức. Qua nghiên cứu, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng nhận thấy, với điều kiện như Cao Bằng hoàn toàn toàn có thể xây dựng thành công Công viên địa chất toàn cầu.
Đồng Văn là huyện vùng biên giới của Hà Giang, nơi có cao nguyên đá danh thắng nổi tiếng đã được công nhận là công viên địa chất toàn cầu của thế giới. Nơi đặt cột cờ chủ quyền quốc gia tại xã Lũng Cú, có chợ cổ Đồng Văn...