Di sản văn hóa Huế: Từ danh hiệu quốc tế đến phát triển công nghiệp văn hóa (Bài cuối)

Di sản văn hóa Huế: Từ danh hiệu quốc tế đến phát triển công nghiệp văn hóa (Bài cuối)

Công nghiệp văn hóa là quá trình ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cùng kỹ năng kinh doanh, sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân. Với lợi thế về những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ đã được thế giới vinh danh, Thừa Thiên - Huế đang hướng đến từng bước hình thành phát triển ngành công nghiệp văn hóa di sản để đem lại những giá trị kinh tế bền vững.

Di sản văn hóa Huế: Từ danh hiệu quốc tế đến phát triển công nghiệp văn hóa (Bài 1)

Di sản văn hóa Huế: Từ danh hiệu quốc tế đến phát triển công nghiệp văn hóa (Bài 1)

Thừa Thiên - Huế hiện là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 di sản văn hóa thế giới được UNESCO ghi danh là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở hoàng cung Huế. Việc sở hữu nhiều danh hiệu quốc tế đã khẳng định những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô, mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những yêu cầu cao về việc khai thác hiệu quả những danh hiệu của UNESCO để trở thành nguồn lực cho phát triển, thương hiệu phục vụ cho ngành công nghiệp văn hóa.