Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk”.

Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành “viên ngọc” du lịch ở Tây Nguyên

Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành “viên ngọc” du lịch ở Tây Nguyên

Nằm giữa lòng Tây Nguyên đại ngàn, Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của khu vực. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với di sản văn hóa bản địa độc đáo, con người thân thiện, Gia Lai đang nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, mang đến những trải nghiệm khác biệt và giàu cảm xúc cho du khách.

Các em học sinh tại tỉnh Kon Tum biểu diễn múa xoang kết hợp cồng chiêng tại Hội diễn cồng chiêng, múa xoang học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú, Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Thế hệ trẻ tham gia bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Nhằm chào mừng 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), ngày 12/11, tại thành phố Kon Tum, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tổ chức chương trình Hội diễn cồng chiêng, múa xoang dành cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú, Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn. Chương trình thu hút 18 đơn vị với gần 900 em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trình diễn.
Các nghệ nhân chỉnh chiêng tại làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Lưu giữ âm thanh cồng chiêng Tây Nguyên

Sau hàng chục năm sử dụng, những chiếc cồng, chiêng tại Tây Nguyên đã có phần hao mòn, hư cũ, chất lượng âm thanh không còn được trong trẻo như xưa. Tại nhiều buôn làng, một số nghệ nhân vì yêu quý, trân trọng văn hóa cộng đồng vẫn miệt mài đi từng nơi có cồng chiêng hỏng, lạc nhịp để chỉnh âm với mong mỏi lưu giữ âm thanh cồng chiêng Tây Nguyên đến những thế hệ mai sau...
Cồng chiêng Tây Nguyên - điểm nhấn về văn hóa, du lịch giữa đại ngàn

Cồng chiêng Tây Nguyên - điểm nhấn về văn hóa, du lịch giữa đại ngàn

Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.
Đặc sắc cồng chiêng của dân tộc M'nông

Đặc sắc cồng chiêng của dân tộc M'nông

Trong đời sống dân tộc M’nông, cồng chiêng được coi là tài sản quý thể hiện sự giàu có của các gia đình, dòng họ, buôn làng. Sự giàu có ở đây không chỉ thể hiện về mặt số lượng mà còn ở tuổi thọ lâu đời của các bộ cồng chiêng. Gia đình nào có nhiều cồng chiêng cổ đều được cộng đồng kính trọng.
Huyện Kbang gìn giữ và phát huy cồng chiêng Tây Nguyên

Huyện Kbang gìn giữ và phát huy cồng chiêng Tây Nguyên

Kbang (tỉnh Gia Lai) là huyện có gần 50% dân số là đồng bào dân tộc Bahnar, chính vì thế mà việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Bahnar (trong đó có cồng chiêng Tây Nguyên) luôn được huyện quan tâm. Những nỗ lực ấy đã và đang phát huy hiệu quả với việc hình thành ngày càng nhiều đội cồng chiêng tiềm năng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức đặt ra.