Khi mùa lúa rẫy kết thúc, mâm cơm mới cúng tổ tiên đã xong, thì đó cũng là lúc người Thái ở vùng cao Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) vào rừng chặt cây tre gai non về làm cơm lam - món ăn giản dị mang hương vị đặc trưng núi rừng của đồng bào.
Đồng bào dân tộc Cơ Tu vùng núi Quảng Nam, có nhiều món ăn dân gian độc đáo, trong đó có món thịt nướng, cơm nướng trong ống lồ ô được họ chế biến, phục vụ các lễ hội truyền thống và trong bữa ăn hằng ngày. Món thịt nướng ăn kèm với cơm lam, đã trở thành món ăn quen thuộckhông thể bỏ qua mà nó còn là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của người đồng bào dân tộc Cơ Tu.
Cơm lam, bánh sừng trâu, thịt gác bếp, za zá… là những món đặc sản không thể thiếu trong mâm cổ ngày Tết của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam. Đây đều là món gửi gắm ước vọng ấm no trong những ngày đầu năm mới của đồng bào.
Từ xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Mạ nói riêng có tập quán du canh du cư, sinh sống trên nương rẫy nên thường tận dụng, sáng tạo những nguyên liệu và dụng cụ thô sơ từ rừng để chế biến thức ăn. Cơm lam cũng xuất phát từ đó.
Từ xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Mạ nói riêng có tập quán du canh du cư, sinh sống trên nương rẫy nên thường tận dụng, sáng tạo những nguyên liệu và dụng cụ thô sơ từ rừng để chế biến thức ăn. Cơm lam cũng xuất phát từ đó.
Cứ mỗi độ Xuân về, ngoài chuẩn bị những món ẩm thực cho ngày Tết như thịt lợn treo gác bếp, lạp sường, xôi, bánh chưng; người Tày Bắc Mê (Hà Giang) còn có một món ăn rất được yêu thích - đó là cơm Lam.