Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đặng Minh Thông chủ trì Hội thảo. Ảnh: moha.gov.vn

Đổi mới công tác tuyển dụng công chức gắn với vị trí việc làm

Ngày 15/6, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Nội vụ phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan nhân sự Quốc gia Nhật Bản (NPA) tổ chức Hội thảo đổi mới công tác tuyển dụng công chức gắn với vị trí việc làm và triển khai một số quy định về cán bộ, công chức, viên chức.
Tăng năng suất lao động vì mục tiêu tăng trưởng

Tăng năng suất lao động vì mục tiêu tăng trưởng

Ngày 28/4 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo “Năng suất lao động ở Việt Nam – Nguồn gốc và thách thức cho sự tăng trưởng”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào năng suất trong khu vực doanh nghiệp mà VCCI được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 4/2/2020 về các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia.
Du khách tham gia chương trình văn nghệ tại Homestay Hoa Thụ. Ảnh: Thu Hằng - TTXVN

Chương trình OCOP: Điểm nghẽn từ chính sách đến thực tiễn (Bài 3)

Từ một địa phương là tỉnh Quảng Ninh phát kiến đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020 (Chương trình OCOP) và nhân rộng Chương trình ra cả nước. Hiệu quả của Chương trình trong 3 năm thực hiện đã được các phương tiện truyền thông, các địa phương ca ngợi. Tuy nhiên, phía sau những thành công cũng đang bộc lộ những điểm nghẽn từ chính các địa phương - nơi triển khai chương trình. Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu chùm bài "Chương trình OCOP: Điểm nghẽn từ chính sách đến cuộc sống" nhằm đem đến cho độc giả một góc nhìn khác về chương trình này cũng như các đề xuất, giải pháp cho chương trình giai đoạn tới.
Tìm lối ra cho ngành đường sắt (Bài 1)

Tìm lối ra cho ngành đường sắt (Bài 1)

Nhu cầu đi lại bằng đường sắt ở Việt Nam ngày càng tăng, nhất là vào những dịp nghỉ lễ, tết đều phải tăng chuyến, nối toa... Trên thế giới, đường sắt là một trong những thước đo sự phát triển của mỗi đất nước. Có lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, ngành đường sắt Việt Nam từng là phương tiện vận chuyển chiếm ưu thế so với các loại hình vận tải khác. Tuy nhiên, phát triển rồi “ngủ quên” khiến ngành này đang trở nên tụt hậu so với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các loại hình vận tải. Sự phát triển của ngành đường sắt chưa theo kịp nhu cầu thực tế, đó là chưa kể những vụ tai nạn đường sắt vừa qua cũng khiến khách hàng e ngại cho chất lượng cũng như yếu tố quản lý trong quá trình vận hành. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và có cần một cuộc “đại phẫu” để đường sắt phát triển như kỳ vọng? Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu loạt 5 bài viết về Tìm lối ra cho ngành đường sắt để trả lời phần nào cho câu hỏi trên.