Ngày 8/10, UBND huyện Yên Lập (Phú Thọ) đã huy động khoảng 500 người hỗ trợ vận chuyển 7 tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, 4 tấn thức ăn chăn nuôi, 400 lít xăng... vào địa bàn xã Trung Sơn phục vụ người dân bị cô lập sau sự cố sạt lở đất, đá trên Tỉnh lộ 321 ngày 2/10.
Tính đến chiều 12/9, sau 4 ngày bị cô lập, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa thể kết nối giao thông được với tỉnh và các huyện khác vì quá nhiều điểm bị sạt lở, ách tắc giao thông. Trong khi đó, huyện Bảo Lạc (nằm sát với huyện Bảo Lâm) chiều nay đã khai thông được tuyến Quốc lộ 4A (đường vành đai biên giới) từ Thành phố Cao Bằng qua huyện Hà Quảng đến Bảo Lạc, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa cứu trợ.
Ngày 11/9, UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An cho biết, xã có 93 hộ dân với trên 400 khẩu của bản Cha Nga bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài do mưa lũ, sạt lở đất.
Ngày 19/7, ông Lê Hoàn, Chủ tịch UBND xã Đại Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) cho biết, UBND xã đang huy động lực lượng dân quân và người dân khắc phục tạm thời hậu quả thiên tai, thu dọn nhà cửa, di chuyển đồ đạc của hộ gia đình bị sập nhà do sạt lở taluy. Đồng thời, khẩn trương sửa đường vào xóm gốc Sấu, thôn Đoàn Kết.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn không chỉ gây ngập úng, các tuyến đường trên địa bàn các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương… của tỉnh Nghệ An xuất hiện nhiều điểm sạt lở, đất đá đổ vào nhà dân. Nhiều hộ buộc phải di dời, nhiều địa phương bị cô lập.
Là một trong những xã vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Quảng Nam, trước mùa mưa lũ năm nay, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) đã chủ động dự trữ lương thực, hàng hóa thiết yếu để cung cấp cho đồng bào. Tuyến đường độc đạo dài hơn 16 Km nối từ Quốc lộ 40B về Trà Leng bị hư hỏng nặng cũng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo giao thông thông suốt, giúp đồng bào không còn bị cô lập với bên ngoài trong những ngày mưa lũ.
Đêm 7, rạng sáng 8/7, tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có mưa to kéo dài nhiều giờ đồng hồ, làm sạt lở ta luy dương tại Km 28+300 tỉnh lộ 174 từ thị xã Nghĩa Lộ đi huyện Trạm Tấu gây ách tắc giao thông hoàn toàn. Đây là tuyến đường độc đạo nên huyện Trạm Tấu đã bị cô lập.
Đợt mưa lũ lịch sử hồi tháng 10/2020, khiến người dân sinh sống ở các xã vùng biên giới dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bị cô lập hoàn toàn suốt nhiều ngày. Nhưng họ đã không “cô đơn” bởi luôn được bộ đội và chính quyền sát cánh, hỗ trợ kịp thời để vượt qua hoạn nạn.
Do ảnh hưởng của bão số 12, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa lớn, gây ngập lụt tại nhiều địa phương. Đặc biệt, huyện miền núi Đồng Xuân bị cô lập hoàn toàn do các tuyến đường vào huyện đang bị ngập sâu.
Chiều 28/10, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), năm xã: Tê Xăng, Đăk Sao, Măng Ri, Ngọc Yêu và Đăk Na đã bị cô lập do ảnh hưởng bão số 9. Lực lượng chức năng đã tạm dừng đưa cán bộ đi kiểm tra các điểm sạt lở, yêu cầu tất cả cán bộ hạn chế đi lại, trú tại làng để đảm bảo an toàn.
Phó Chủ tịch UBND huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Lê Quang Thuận cho biết: Đến 17 giờ ngày 22/10, vẫn còn 3 xã của huyện gồm: Hướng Việt, Hướng Lập và Hướng Sơn bị cô lập hoàn toàn; trong đó hai xã Hướng Việt và Hướng Lập chưa liên lạc được.
Tối 20/10, theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị, tỉnh vẫn còn 3 xã gồm: Húc, Hướng Việt, Hướng Lập thuộc huyện miền núi Hướng Hóa bị cô lập hoàn toàn, do đường vào các địa phương này bị sạt lở nặng và mực nước ở cầu tràn còn cao nên không đi lại được.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 6/10, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến trên 100mm, trong đó có nơi lượng mưa trên 300mm - tại huyện Minh Hóa lượng mưa là 338 mm. Mưa lớn khiến một số địa phương bị ngập lụt, chia cắt, một số trường học đã cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Ngày 3/8, ông Lương Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Na Mèo (huyện biên giới) cho biết: Trong hai ngày qua, mưa lớn đã cuốn trôi đập tạm qua sông Lò, thuộc địa phận bản Bo Hiềng nên cả 3 bản bên kia sông gồm bản Sa Ná (có 78 hộ dân với 399 nhân khẩu), bản Son (83 hộ dân với 342 nhân khẩu) và bản Ché Lầu (62 hộ dân với 285 nhân khẩu) của xã Na Mèo bị cô lập hoàn toàn. Hiện UBND xã Na Mèo đang thống kê các hộ thiếu lương thực, thực phẩm để có kế hoạch cứu trợ người dân trong những ngày tới nếu mưa lũ vẫn còn diễn biến kéo dài.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 5 và số 6, tại nhiều huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi xuất hiện mưa lớn gây sạt lở núi nghiêm trọng làm chia cắt giao thông, cô lập địa bàn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) Nguyễn Văn Bình cho biết, địa bàn xã Na Mèo hiện vẫn còn 10 người mất tích; bản Sa Ná có 21 hộ bị cuốn trôi nhà hoàn toàn, 10 hộ thiệt hại 50% tài sản trở lên. Hơn 200 người gồm lực lượng vũ trang, cán bộ y tế và các đơn vị khác đã tiếp cận được bản Sa Ná để giúp đỡ bà con bản khắc phục hậu quả thiên tai.
Sau nhiều cố gắng, đến trưa ngày 4/8, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã tiếp cận được bản Sa Ná xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa để thực hiện công tìm kiếm cứu nạn và tiếp tế lương thực cho người dân trong bản.
Do mưa lớn từ ngày 28/8, nhiều thôn, bản thuộc các huyện núi Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát của tỉnh Thanh Hóa bị cô lập. Mưa lớn liên tục đã gây ra tình trạng sạt lở đất trên diện rộng, vùi lấp nhiều nhà, phòng học, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng, sóng điện thoại bị mất. Mực nước các sông Mã, sông Lò, sông Luồng đang dâng cao. Chính quyền và người dân đang tập trung khắc phục sự cố, sẵn sàng di dời dân đến nơi an toàn.
Đến sáng 25/6, mưa lũ vẫn tiếp tục gây thiệt hại nặng nề tại tỉnh Lai Châu làm 16 người thương vong, gây sạt lở, lũ quét và chia cắt địa phương này với các tỉnh bên ngoài.
Vào khoảng 00h5' ngày 24/6, cầu treo Nậm Đông, thuộc địa phận xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) - cây cầu độc đạo đi vào xã Túc Đán huyện Trạm Tấu đã bị đứt cáp, sập đổ hoàn toàn. Vụ việc xảy ra vào thời điểm lúc nửa đêm không có người và phương tiện lưu thông, nên không gây thiệt hại về người.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về nên tuyến đường độc đạo ĐT 611 đi lên trung tâm huyện Nông Sơn, Quảng Nam đang bị ngập, nhiều đoạn bị ngập sâu hơn 1m, giao thông đi lại bị chia cắt. Người dân được khuyến cáo hạn chế đi lại qua tuyến đường này vì nước lũ đang chảy rất xiết. Trên các đoạn đường liên xã, liên huyện bị ngập ở Nông Sơn đều có các lực lượng chức năng của địa phương đứng chốt chặn để hướng dẫn hoặc cấm các phương tiện qua lại khi không đảm bảo an toàn.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, mưa lớn kéo dài nên nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã bị ngập úng cục bộ. Điển hình, tại huyện Mang Yang, mưa lớn cộng với nước từ thượng nguồn đổ về khiến tỉnh lộ 666, tuyến đường độc đạo đi vào khu vực 5 xã phía đông của huyện bị ngập lụt, cô lập hàng nghìn hộ dân ở đây.
Mưa lũ lớn ở thượng nguồn sông Mã đổ về trong những ngày vừa qua làm ngập lụt, chia cắt nhiều bản làng ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, có 336 hộ với gần 1.700 người dân của 3 bản là bản Sa Lắng, bản Giá và bản Vui, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa, vẫn bị cô lập với bên ngoài.