Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.
Tám năm đứng trên bục giảng, cô giáo Lê Thị Ngọc Linh (29 tuổi) với đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ bám làng, bám trường, miệt mài mang con chữ đến với từng học sinh dân tộc thiểu số xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Ngày 22/4, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đã thông tin chính thức về vụ việc giáo viên bị tố đánh bé gái lớp 1 tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở La Pán Tẩn.
Chiều 21/4, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thông tin: Sau khi nhận được thông tin phản ánh vụ việc cô giáo đánh học sinh lớp 1 tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học La Pán Tẩn, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã khẩn trương chỉ đạo làm rõ.
Ngày 23/3, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thảo khoa học Trại hè Hùng Vương dành cho các Trường Trung học phổ thông Chuyên khu vực trung du và miền núi phía Bắc, lần thứ XVIII.
Na Ngân là một trong 9 bản của xã Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An) thuộc diện khó khăn, nằm cách trung tâm xã hơn 20 km. Điểm trường Mầm non Na Ngân (thuộc Trường Mầm non Nga My, xã Nga My) có 32 học sinh từ 1 đến 5 tuổi, là con em dân tộc Thái trong bản.
Đã 11 năm nay cô Nguyễn Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh duy trì đều đặn việc đến trường từ sáng sớm, đứng đón và trao cho các em học sinh những cái ôm, đập tay, lời chúc cho một ngày mới đầy năng lượng tích cực. Năm học 2023-2024, trường có trên 1.400 học sinh, đồng nghĩa mỗi ngày cô trao bằng đó cái ôm, đập tay, lời chúc, với mong muốn tạo cho các em môi trường học tập hạnh phúc, thân thiện, an toàn đúng nghĩa.
Với nghị lực và tình yêu thương đặc biệt của một người con núi rừng, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Nhung - Trường Mầm non Trường Sơn (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã nỗ lực, vượt qua bao khó khăn, vất vả, dành trọn 17 năm thanh xuân để chăm sóc, dạy dỗ các em nhỏ nơi đây. Giữa đại ngàn Trường Sơn, lớp học của cô giáo trẻ ngày ngày vẫn vang vang tiếng đánh vần ê a cùng những thanh âm trong trẻo của con trẻ miền biên viễn qua lời ca, tiếng hát.
Cô giáo Nguyễn Thị Diệu (sinh năm 1972, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Hoa Mai, thị trấn Hai Riêng, huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) là một trong những gương điển hình tham dự Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng" do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 2/11/2023. Trong suốt 24 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, cô Nguyễn Thị Diệu đã có nhiều sáng kiến giúp việc dạy học và chăm sóc trẻ đạt kết quả cao; 11 năm liền đạt danh hiệu "Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Ngay từ đầu năm học, ngoài việc vận động các em đến trường, thầy cô giáo ở huyện Kon Plông (Kon Tum) đã duy trì bữa ăn bán trú nhằm huy động học sinh đến lớp. Đây là cách làm hiệu quả, thiết thực của nhằm khích lệ tinh thần học tập, nâng bước các em đến trường.
Thân hình nhỏ bé, lại chỉ còn một chân, song với quan điểm sống tích cực và nghị lực kiên cường, cô giáo người Tày Nông Thị Việt Nhung (chủ nhiệm lớp 4C, Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã mạnh mẽ vượt lên nghịch cảnh, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để trở thành một nhà giáo tận tâm với sự nghiệp "trồng người”.
Tối 17/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020, tuyên dương các thầy giáo, cô giáo là người dân tộc thiểu số có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy.
Sơn La là tỉnh miền núi có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, vì vậy các trường học thường phải đóng ở các bản vùng cao, khó khăn. Do điều kiện như vậy, các giáo viên nữ công tác ở đây thường vất vả hơn, nhưng không vì thế mà khiến họ chùn bước. Hàng ngày, các cô giáo vẫn bám bản, bám trường để gieo chữ cho học sinh.
Chuẩn bị cho năm học mới 2020-2021, cô Lê Thị Anh Đào, giáo viên dạy tiếng Anh, Trường Trung học Cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đã tích cực kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ để chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng học tập, quần áo giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, với thông điệp "Ai thừa đến cho, ai thiếu đến nhận" thông qua shop không đồng (0 đồng).
Cô giáo Đỗ Thùy Quyên là một nhà giáo điển hình ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, với những sáng tạo và tâm huyết đã giúp cho trẻ em người Mông xã Suối Giàng được phát triển toàn diện và tiếp cận với công nghệ thông tin trong giáo dục.
Liên quan đến việc cô giáo ở trường Mầm non 30/4, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có hành vi bạo hành trẻ tại lớp lá 1, chiều 10/4/2018, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã đề nghị UBND Quận 1 đình chỉ công tác cô giáo Trần Bích Ngọc trong thời gian giải trình và làm rõ vụ việc.
Sáng 06/4, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông Long Thới (huyện Nhà Bè) để nghe báo cáo về sự việc cô giáo Trần Thị Minh Châu không giảng bài, trao đổi với học sinh khi lên lớp suốt ba tháng qua. Sự việc đã được học sinh Phạm Song Toàn (học sinh lớp 11A1) phản ánh trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố với học sinh vừa qua.
Nhiều năm nay, các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở vùng biển Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) vẫn hằng ngày đến nhà cô Lê Thị Châu (61 tuổi, ở khu dân cư Lộc Phước 3, quận Sơn Trà) để học chữ từ lớp học miễn phí của cô.
Cô giáo Bàn Thị Chẩy, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hợp Giang (Thành phố Cao Bằng) luôn được đồng nghiệp tôn trọng, học sinh yêu quý bởi phong cách sống giản dị, tâm huyết với nghề, nhiều năm liền có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp "trồng người".
Với trẻ em ở các tỉnh miền núi phía Bắc, để đến lớp học, nhiều em phải đi bộ qua những con dốc, bờ suối hiểm trở trong mùa Đông giá rét. Vì nhà xa, các em phải mang cơm đến trường để ăn, có em phải ở lại trường trong vòng tay yêu thương của thầy, cô giáo và bạn bè.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa gửi thư khen các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã cứu giúp và bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các cháu học sinh trong khi lũ về nhanh, gây ngập lụt nghiêm trọng tại Trường.
Bằng tình yêu thương với các em nhỏ, lòng yêu nghề đã giúp cô giáo trẻ Huỳnh Thị Kiều Quyên, trường mẫu giáo Xuân Đông, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang sáng tạo ra nhiều mô hình phục vụ công tác dạy và học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở xã vùng sâu Xuân Đông của tỉnh Tiền Giang.
Vượt qua hàng chục km đường đất dốc núi, quanh co để đến trường dạy học, hay mua thêm đồ dùng học tập, xin quần áo, giày dép, cặp sách… cho các em học sinh đã trở thành việc quen thuộc với các thầy cô giáo ở Trường Tiểu học Đạo Viện, xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang).
Tối 12/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô 2016", tuyên dương các giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo trên toàn quốc.
Với các học sinh Trường PTDT nội trú Lâm Hà (Lâm Đồng), từ lâu, các em đã xem nơi đây là ngôi nhà thứ hai, bởi phần lớn thời gian các em học tập và sống ngay tại trường và ở nơi này, các thầy, cô như những người cha, người mẹ hàng ngày vừa dạy dỗ vừa quan tâm, chăm sóc cho các em. Và cô giáo Trần Thúy Hằng (1984) cũng đã là một trong những người “mẹ” như thế của nhiều lớp học sinh trong suốt bảy năm gắn bó với ngôi trường này.
Trường Mầm non Tân Mỹ nằm ở vùng sâu của huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn. Để duy trì học sinh đến lớp đầy đủ, cô giáo Vinh Thị Cẩm Vân thường xuyên đến từng xóm, từng nhà động viên cha mẹ cho con em đến trường.
Huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi có rất nhiều điểm trường xa xôi, cách trở, nhưng các thầy cô giáo vẫn từng ngày, từng giờ vượt qua khó khăn, gắn bó với trường, với học sinh.
Cách thị trấn Minh Long (huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi) chừng 20 cây số đường rừng, có một cô giáo người H’re đang cùng với học trò của mình nơi đại ngàn heo hút vượt qua những khó khăn, thiếu thốn để đến lớp. Đó là cô giáo Đinh Thị Miết (sinh năm 1978), giáo viên trường mẫu giáo xã Long Môn.