Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 56/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Được thiên nhiên ưu ái ban cho vẻ đẹp nên thơ hữu tình, bên cạnh những rặng núi non trùng điệp, hùng vĩ, Ninh Bình cũng nổi tiếng với những đầm sen tỏa hương thơm ngát vào những ngày hè. Những ngày này, những đầm sen đã nở rộ rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp kiều diễm tinh khôi cho vùng non nước Ninh Bình thu, hút người dân và du khách thăm quan, chụp ảnh. Về Ninh Bình dịp này, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với những đầm sen thơm mát giữa núi non hùng vĩ của miền đất Cố đô.
Lễ hội đền Thánh Nguyễn là một trong những lễ hội nổi tiếng của Cố đô Hoa Lư gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Ninh Bình từng là cố đô của 3 triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê, Lý; một trong những cái nôi văn hóa của vùng Đồng bằng Bắc Bộ với nhiều phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp. Đặc biệt, tỉnh là địa phương duy nhất ở Việt Nam và cũng là số ít trong khu vực sở hữu danh hiệu di sản kép: Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An. Với những đặc trưng, thế mạnh riêng có, Ninh Bình đang tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống đó trong quá trình xây dựng nông thôn mới hướng tới xây dựng đô thị Cố đô di sản.
Nhận thức rõ vai trò của thiết chế văn hóa hiện đại trong đời sống nhân dân, tạo điểm nhấn trong kiến trúc đô thị, góp phần xây dựng thương hiệu địa phương, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng nhiều thiết chế văn hóa hiện đại, đặc sắc. Điều này không chỉ tạo điểm nhấn cho kiến trúc đô thị mà còn góp phần bồi đắp các giá trị tinh thần, định hình và giữ vững bản sắc văn hóa vùng đất Cố đô Hoa Lư, tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Nhằm thực hiện chương trình "Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030", xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, đặc biệt là nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách, Trung tâm bảo tồn Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình đang tích cực triển khai ứng dụng công nghệ số hóa di sản. Việc thực hiện số hóa tại Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư bước đầu đã đem lại những thay đổi tích cực trong cách làm du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh khu di tích đến với công chúng.
Kinh đô Hoa Lư xưa là nơi đóng đô của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý. Triều đại đầu tiên nhà Đinh trị vì đất nước bắt đầu từ khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi Hoàng đế vào năm 968, lập nước Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô (nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư là di tích có giá trị đặc biệt quan trọng về văn hóa, lịch sử, khảo cổ học. Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều giải pháp gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Ngày 12/8, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Bảo tồn di tích (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học "Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Hoa Lư". Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa, khảo cổ học.
Tối 20/4, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia - Lễ hội Hoa Lư 2021 với chủ đề "Hoa Lư - Cố đô ngàn năm".
Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Lễ hội Hoa Lư 2021 sẽ diễn ra vào ngày 20/4 tại Khu Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) và dự kiến thu hút hàng nghìn khách mời và du khách thập phương.
Sáng 4/10, Đoàn đại biểu lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, do đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố dẫn đầu, cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã dâng hương, dâng hoa, lễ vật tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Ngoài những di tích nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động... huyện Hoa Lư còn là nơi lưu giữ được nhiều nét đẹp đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ xưa với những giếng làng cổ kính.
Nằm trong quần thể khu di tích cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) và Lê Đại Hành (Lê Hoàn) mang một không gian yên bình và cổ kính khi về đêm. Đền Vua Đinh – Vua Lê nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận năm 2014.
Đền Thái Vi nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư, Ninh Bình) là nơi thờ các vua đầu nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên. Trước đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh, sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn, phía ngoài của Nghi môn đặt hai con ngựa bằng đá xanh nguyên khối.
Ngày 8/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch và Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch Ninh Bình “Non nước hữu tình”.