Từ đầu năm 2025 đến nay, chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã đón hàng ngàn lượt khách, khẳng định vị thế là điểm đến tâm linh hấp dẫn du khách thập phương.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là lễ hội lớn đã chính thức khai hội. Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban quản lý khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn, ngày khai hội có hơn 3 vạn khách tham quan, trẩy hội. Tính từ ngày 24/1 (mùng 3 Tết) đến nay có khoảng 13 vạn khách tham quan. Dự kiến, lượng khách sẽ tăng mạnh vào hai ngày cuối tuần này.
Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban Quản lý Khu Di tích - Thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, đến ngày 11/2, mọi công tác chuẩn bị đón khách trong ngày mở cửa trở lại (ngày 16/2) đã sẵn sàng. Năm nay, dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương phấn đấu đón gần 1 triệu lượt người tham quan, huy động khoảng 4.000 đò tham gia chở khách.
Ngày 5/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra việc tạm dừng lễ hội tại chùa Hương (huyện Mỹ Đức) và các lễ hội khác trên địa bàn thành phố, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Ngày đầu tiên chùa Hương (Hà Nội) đón khách trở lại trong mùa lễ hội năm nay (13/3), sau một thời gian đóng cửa do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách đến tham quan, lễ Phật tương đối đông. Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban quản lý Khu di tích danh thắng Hương Sơn, lượng khách trẩy hội ngày hôm nay đạt gần 3 vạn lượt người, thấp hơn so với số lượng 4 – 6 vạn người ngày khai hội các năm trước.
Ngày 9/3, UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) chính thức công bố về việc mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan tại khu Di tích Thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương). Theo đó, từ ngày 13/3, chùa Hương mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương.
Hiện tượng tranh cướp lộc trong ngày khai hội, xô xát nhau dẫn đến thương tích, chặt chém, lừa đảo… hầu như không còn tồn tại trong các lễ hội song việc đảm bảo cho một mùa hội an toàn, văn minh, giàu bản sắc truyền thống vẫn luôn được Hà Nội đặt ra trong năm 2019. Bởi với trên 1.000 lễ hội lớn, nhỏ trải khắp các quận, huyện, kéo dài nhiều tháng, công tác tổ chức, quản lý lễ hội đối với Hà Nội không đơn giản.
Với những giá trị tiêu biểu, quần thể danh thắng Hương Sơn ( huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Mỗi năm, hàng triệu du khách đến tham quan, chiêm bái tại quần thể di tích này. Việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của quần thể danh thắng Hương Sơn rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cộng đồng để triển khai đồng bộ các biện pháp nâng tầm khu di tích, bảo tồn và phát huy giá trị của quần thể danh thắng này.
Tối 19/9, Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập huyện Mỹ Đức (1888- 2018), kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm chùa Hương (1958-2018) và đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đã diễn ra trang trọng tại khu vực đền Trình Ngũ Nhạc với sân khấu thực cảnh trên mặt nước hoành tráng, đầy sắc màu.
Ngày 13/2 (ngày mùng 6 tháng Giêng) chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã chính thức khai hội, thu hút đông đảo khách thập phương trẩy hội. Theo ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban quản lý di tích và thắng cảnh Hương Sơn, trong ngày khai hội chùa Hương có khoảng 5 vạn khách tham dự. Tính từ ngày mùng 3 Tết, ngày đầu bán vé tham quan lễ hội đến nay, gần 20 vạn khách đã tham quan, trẩy hội chùa Hương.
Thông tin này được ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) khẳng định tại buổi thông tin với các cơ quan báo chí về lễ hội chùa Hương năm 2016, tổ chức ngày 18/1.