Chợ quê ngày Tết

Chợ quê ngày Tết

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, phiên chợ Tết ở các vùng thôn quê như một “sàn giao dịch” truyền thống độc đáo. Từ sáng sớm, không khí đông vui, tấp nập của người dân đổ về không gian chợ quê, họp bên ven đường, ven cánh đồng, dưới gốc đa làng ngày cuối năm.

Nhớ những tháng ngày khi còn thơ bé, được theo bà đi chợ quê những ngày áp Tết, chân trần đi bộ trong cái rét căm căm nhưng trong lòng thì tràn ngập niềm vui. Đây cũng được coi là một phần thưởng mong đợi vì cả năm đã chăm ngoan vâng lời người lớn. Còn với bà, cho cháu đi chợ cũng là để khoe cháu với những người thân quen gặp nơi chợ Tết.

20.JPG
Chợ quê không chỉ là nơi bán mua hàng hóa mà còn là không gian để gặp gỡ sẻ chia những câu chuyện của cuộc sống đời thường
01.JPG

Sản vật mang đến chợ chủ yếu là cây trái vườn nhà...

02.JPG

... vào dịp Tết cổ truyền, thêm nải chuối để trong mâm ngũ quả thờ ông bà tổ tiên...

03.JPG

... cùng những trái bưởi đỏ tượng trưng cho sắc màu may mắn được ưa chuộng.

04.JPG

Thúng mủng, dần sàng, nong nia, những vật dụng thân thuộc trong đời sống sinh hoạt qua bao đời của người dân Việt bày bán nơi chợ Tết

05.JPG

Mẹ già với mớ trầu không, trái cau non mang đến chợ

06.JPG

Trái Phật thủ thơm hương với biểu tượng bàn tay Phật linh thiêng để thờ cầu may mắn, bình an trên mâm ngũ quả Tết

07.JPG

Quả sung xanh hay đu đủ là biểu tượng cho sung túc đủ đầy dịp Tết mừng năm mới

10.JPG

Mỗi góc chợ quê là một bức tranh thân thuộc như chính đời sống của những người nông dân vùng quê sinh sống

11.JPG

Con gà, mớ rau tưởng chừng là chuyện nhỏ nhưng lại là nguồn thu để gia đình người nông dân này trang trải vào dịp Tết

12.JPG

Một góc chợ quê ngày cuối năm

13.JPG

Hoa trái mang đến chợ của những người quê nơi thôn giã

15.JPG

Mo cau dùng để gói xôi, gói giò giúp bảo quản món ăn ngon và thơm hương

16.JPG

Chợ quê với mua bán đổi trao...

17.JPG

... nơi lá mùi già mang lại hương thơm cho mỗi căn nhà vào dịp Tết

18.JPG

Với phong phú của những bán mua, phiên chợ quên ngày áp Tết tấp nập bán mua từ sáng sớm đến tận trưa

19.JPG
Đặc biệt, lá trầu, quả cau là một khu vực bán mua riêng ngày Tết của người dân quê bao đời nay
21.JPG
hay những chú gà không thể thiếu cho các mâm cỗ cũng tất niên, giao thừa ngày Tết
23.JPG
Cùng rất nhiều gia vị truyền thống sẵn có bày bán
ANNA3257.jpg
Khu hàng bán lá dong xanh gói bánh chưng truyền thống
25.JPG

Chợ quê ngày tết thường là phiên chợ nhộn nhịp nhất trong năm

27.JPG

Cùng mẹ đi chợ ngày Tết để sống lại những tình cảm truyền thống thân thiết của người quê xưa

Quà quê xưa chả có gì nhiều, đôi ba dóng mía thân vàng rắn như thân tre tươi, một túi bỏng ngô hoặc bỏng gạo, một ít củ lạc luộc hay bắp ngô non nướng vội ăn nhọ miệng. Cơ mà vui!

Ở chợ quê, những sản vật bày bán vào dịp này là được coi như những món ngon đồ quý của người quê nhưng lại rất đỗi gần gũi thân thương như con gà con cá trong vườn nhà, mớ rau nải chuối bòn mót được… Tất cả đều tươi rói mộc mạc mà thơm hương thắm đượm tình quê, kẻ bán người mua với tíu tít nói cười, thật đúng như lời thơ của nhà thơ xứ Đông:

... “Chợ quê con tép cũng gầy

Con cua, con cá dính đầy bùn tươi

Mớ rau muống, mớ mồng tơi

Quả bầu, quả bí nói lời gió sương…” (Hà Cừ)

Chợ quê còn là nơi quần tụ của người quê, ở đó ngoài việc mua sắm những thứ thiết yếu của đời sống còn là nơi để giao lưu trò chuyện. Chợ là nơi gặp gỡ những điều thân quen, đôi khi cũng là nơi hẹn hò, sẻ chia dăm ba câu chuyện. Với những người thôn quê quanh năm cấy hái ruộng đồng, chăm chỉ lam lũ không có lúc nào ngơi nghỉ thì ra chợ là để gặp nhau, ra chợ để tìm nhau đổi trao gửi gắm. Bức tranh quê ngày Tết nhìn mà cảm động xiết bao.

Mỗi lần Tết đến xuân sang, lại nhớ lắm phiên chợ quê với “cô hàng xén răng đen” (Hoàng Cầm), nhớ tiếng nói cười chào hỏi râm ran, nhớ những món quà quê thân quen của một thời đói khổ nhưng ở đó lòng ngập tràn niềm vui và tình cảm chân thành!

Cuộc sống hiện đại, tất cả đời sống như thu gọn vào chiếc điện thoại, chỉ cần một thao tác là chúng ta lạc vào thế giới hàng hóa online. Không gian chợ quê xưa như đã xa dần vào ký ức của bao người.

Bài và ảnh: An Thành Đạt

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm