Sáng 3/12, tại thành phố Huế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Tọa đàm "Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học góp phần phát triển chăn nuôi bền vững".
Để bảo đảm tổng đàn lợn trên địa bàn thành phố đạt 1,6 - 1,8 triệu con, từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển con giống, bảo đảm sản xuất ra hơn 4 triệu con lợn giống cung cấp cho người chăn nuôi tái đàn...
Thời gian qua, để chủ động nguồn cung thịt lợn cho thị trường Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã thúc đẩy chăn nuôi lợn theo vùng, xã trọng điểm, xa khu dân cư và tập trung hỗ trợ các trang trại chăn nuôi quy mô lớn nằm trong vùng quy hoạch của địa phương. Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thông tin, thời gian tới, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ có các chính sách hỗ trợ về giống, vaccine... nhằm hỗ trợ người chăn nuôi giảm giá thành sản xuất, bảo đảm tổng đàn lợn duy trì ổn định hơn 1,8 triệu con, qua đó chủ động nguồn cung thịt lợn cho thị trường Hà Nội.
Ngành chăn nuôi lợn của Hà Nội được định hướng tiếp tục khuyến khích chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, xa khu dân cư và sẽ tập trung hỗ trợ các trang trại chăn nuôi quy mô lớn nằm trong vùng quy hoạch của địa phương.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại một xã của tỉnh Hà Nam từ tháng 2/2019, sau đó nhanh chóng lan rộng ra 111 xã, phường, thị trấn của 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Cơn khủng hoảng dịch tả lợn châu Phi đã khiến hàng chục nghìn hộ chăn nuôi điêu đứng. Tuy nhiên, nhờ chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, không ít hộ chăn nuôi trên địa bàn đã vượt qua đại dịch, phát triển chăn nuôi hiệu quả.
Ba Vì là một trong những huyện có tổng đàn chăn nuôi lợn lớn của Thành phố Hà Nội. Toàn huyện hiện có gần 15.000 hộ chăn nuôi lợn, khoảng 1.000 hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại/gia trại với tổng đàn 260.000 con.
Thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại cho người dân có lợn bị tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi, tỉnh Trà Vinh đã bố trí kinh phí hơn 103 tỷ đồng để hỗ trợ hơn 3.800 hộ dân trên địa bàn tỉnh có lợn bị tiêu hủy. Đến nay, toàn tỉnh đã giải ngân cho các địa phương hơn 43 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra khuyến cáo các địa phương, nông hộ, cơ sở chăn nuôi... một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Ông Trần Đức Lâm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá thịt hơi trên thị trường liên tục giảm sâu còn 28.000 - 30.000 đồng/kg nên giá trị sản xuất chăn nuôi của Yên Bái ước năm 2019 sẽ giảm khoảng 171 tỷ đồng, tương đương giảm khoảng 120.000 đầu lợn, bằng 6.560 tấn lợn hơi xuất chuồng.
Nhiều năm qua, hơn 40 hộ dân ở thôn 15, xã Ea Đar, huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) phải sống chung với ô nhiễm môi trường phát tán từ một cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn của hộ ông Chu Hồng Sơn, cùng ở trong thôn.
Trước việc giá lợn hơi liên tục tăng cao trong thời gian gần đây, hiện đang dao động ở mức 47.000 - 49.000 đồng/kg, thậm chí có nơi đạt trên 50.000 đồng/kg, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, việc lợn hơi tăng mạnh thời gian qua có lợi cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, làm sao để duy trì sự ổn định mới quan trọng.
Ngày 22/8, tại Hội thảo "Đổi mới quản lý chuỗi sản xuất thịt lợn theo định hướng quốc tế", do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế Hà Lan, tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được các chuyên gia đánh giá là giải pháp quan trọng cho phát triển ngành chăn nuôi hiện đại, bền vững ở Việt Nam. Đồng thời, là giải pháp đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy kết nối sản xuất với thị trường, tăng tính dự báo; đảm bảo chất lượng, an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; điều tiết cung cầu , phân bổ lợi nhuận hợp lý.