Trong khuôn khổ các chương trình thuộc Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè diễn ra từ ngày 25 - 31/8, tối 27/8, tại huyện Cầu Kè, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024; đồng thời, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) tiền thân là Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh, được thành lập năm 1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn là một đơn vị nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn với người dân, nhất là cộng đồng người Khmer Nam Bộ.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, thực hiện Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dừa và phát triển vùng nguyên liệu dừa chất lượng cao, sau 3 năm nông dân trong tỉnh đã trồng mới hơn 4.000 ha vườn dừa, nâng tổng diện tích hiện có của tỉnh đạt hơn 27.800 ha, đứng thứ 2 cả nước (sau tỉnh Bến Tre).
Ngày 15/7, Ban Tổ chức cho biết, Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè sẽ khai mạc vào ngày 25/8 tại Quảng trường huyện Cầu Kè.
Ngày 25/10, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trà Vinh FARM (Sokfarm), huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty cổ phần Quốc tế LNS (LNS International Corporation) và các đơn vị liên quan đã xuất khẩu thành công đơn hàng gần 20.000 chai nước uống Mật hoa dừa tươi (250 ml/chai) mang tên “Đặc sản Trà Vinh” sang Mỹ. Đây là đơn hàng đầu tiên Sokfarm xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Mỹ.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở các đoạn đê bao sông Tân Dinh và sông Bông Bót trên địa bàn xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè với tổng chiều dài khoảng 170 m.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích 550 ha dừa sáp trên địa bàn các huyện Cầu Kè, Châu Thành, Càng Long, Tiểu Cần, nâng tổng diện tích dừa sáp toàn tỉnh đạt khoảng 1.200 ha.
Huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được mệnh danh là “thủ phủ dừa sáp”, loại dừa cơm dày như sáp, mềm, dẻo, đặc quánh, hương vị béo thơm rất đặc biệt, khác hẳn dừa bình thường, trở thành thương hiệu đặc sản của vùng đất này.
Nhà vườn ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đang rất phấn khởi khi thực hiện hiệu quả mô hình trồng bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP, có được thị trường đầu ra sản phẩm thuận lợi, bán được giá cao, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/ha/năm.
Hàng trăm hộ nông dân ở các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) đang phấn khởi vì trái gấc có đầu ra ổn định, cho mức thu nhập trên 250 triệu đồng/ha/năm.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định huy động nguồn kinh phí hơn 710 tỷ đồng để thu hút đầu tư và phát triển công nghệ chế biến thực phẩm với các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: thủy sản, lạc, thịt gia súc, gia cầm, nước giải khát trái cây, rau quả sấy…
Tỉnh Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Trà Vinh), 1 thị xã (Duyên Hải) và 7 huyện (Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải).