Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2024 – 2025, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và tập trung từ tháng 2 - 4/2025. Các đợt xâm nhập mặn khả năng đi sâu vào các cửa sông Cửu Long và tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh, nông nghiệp, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương như Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau…
Các địa phương linh hoạt thay đổi cấp độ dịch, sẵn sàng ứng phó với COVID-19; triển khai các giải pháp giảm tử vong, tiêm vaccine tại nhà cho nhóm nguy cơ cao và chú trọng chăm lo, điều trị cho người dân hậu COVID-19… là những nội dung thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
Tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương về những giải pháp ứng phó tổng thể trước tác động của dịch COVID-19 diễn ra vào sáng 10/4 tại Hà Nội, đại diện các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều kiến nghị, đề xuất với Chính phủ liên quan tới việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, song song với việc thực hiện các giải pháp khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên ký kết và triển khai các chương trình liên kết, xúc tiến du lịch với các tỉnh, thành trong cả nước. Đáng chú ý là Chương trình hợp tác liên kết tam giác phát triển giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Chương trình hợp tác phát triển du lịch với bốn tỉnh thành duyên hải Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận) đã được triển khai trong các năm, đạt được kết quả khả quan, ngày càng nhiều du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các địa phương và ngược lại. Tuy vậy, vẫn còn những mặt hạn chế trong việc liên kết du lịch giữa các tỉnh, thành khiến cho việc phát huy các thế mạnh của mỗi địa phương chưa như kỳ vọng.
Đêm 27/7/2016, cơn bão số 1 đã đổ bộ vào khu vực đất liền các tỉnh Nam Đồng Bằng Bắc Bộ, với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9.