Sản phẩm trà cà gai leo túi lọc và cao cà gai leo của xã Hợp Hòa. Ảnh: Quang Cường-TTXVN

Cây dược liệu cà gai leo - hướng phát triển kinh tế mới ở "xã 135"

Với đặc điểm dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, phát triển quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây cà gai leo đang được nhiều hộ dân ở xã khó khăn Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang lựa chọn là cây trồng chính để phát triển kinh tế. Nhờ trồng cây dược liệu cà gai leo, nhiều hộ dân ở xã Hợp Hòa đã có cuộc sống ấm no, ổn định hơn, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Xây dựng và nâng cao giá trị cây dược liệu cà gai leo ở Quảng Bình

Xây dựng và nâng cao giá trị cây dược liệu cà gai leo ở Quảng Bình

Để phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua, người dân tỉnh Quảng Bình đã chú trọng phát triển các loại cây dược liệu trên vùng đất gò đồi. Một số hộ dân đã mạnh dạn áp dụng công nghệ chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm từ cây dược liệu nhằm góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nâng cao giá trị cho cây cà gai leo Yên Thủy

Nâng cao giá trị cho cây cà gai leo Yên Thủy

Khai thác tiềm năng đất đai, những năm gần đây huyện miền núi Yên Thủy (Hòa Bình) đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động nông dân trồng cây dược liệu trên diện tích đất màu cho hiệu quả kinh tế cao. Nông dân ở các xã Đa Phúc, Bảo Hiệu, Hữu Lợi đã trồng được trên 100 ha cây cà gai leo - loại dược liệu quý với nhiều công dụng, được hỗ trợ trong điều trị, chữa các bệnh về gan, giải rượu, chữa đau nhức xương, khớp. Mỗi ha cây gà gai leo cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha, cao gấp 3- 4 lần so với cây ngô, cây lạc.