Đã từ lâu, tiếng cồng chiêng trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn thường được gắn liền với hình ảnh những chàng thanh niên cường tráng. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã thay đổi từ nếp nghĩ đến sở thích của con người. Tại Gia Lai, cồng chiêng không chỉ dành riêng cho nam giới trình diễn mà chị em vì yêu thích văn hóa dân tộc mình, đã thành lập ra nhiều câu lạc bộ cồng chiêng nữ phục vụ các lễ hội thôn làng.
Ngày 12/3, tại thôn Thiện Cư (xã Thiện Hưng, huyện biên giới Bù Đốp, tỉnh Bình Phước), Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo huyện Bù Đốp đã trao bộ cồng chiêng tặng đồng bào dân tộc thiểu số S'tiêng vùng biên. Đây là hoạt động nhằm phát huy, gìn giữ giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số S’tiêng, đồng thời lưu truyền đến các thế hệ trẻ để không bị lãng quên.
Với hơn 5.000 bộ cồng chiêng trên địa bàn, chiếm hơn một nửa số bộ cồng chiêng tại Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc.