Thuốc Dupixent điều trị bệnh hen suyễn và bệnh chàm của công ty dược phẩm Sanofi (Pháp) đã đáp ứng tất cả các mục tiêu của cuộc thử nghiệm điều trị bệnh phổi ở người hút thuốc lá.
“Điều trị bằng tế bào gốc là một trong những lĩnh vực tiên phong trong chăm sóc sức khỏe phổi” là thông tin được Tiến sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ khi nhận Quyết định bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Lao và Bệnh phổi, Trường Đại học Y Hà Nội ngày 23/10.
Ngày 25/8, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thông báo các nhà nghiên cứu của cơ quan này đã tìm ra một phương pháp xét nghiệm máu mới giúp dễ dàng đánh giá mức độ nghiêm trọng ở các bệnh nhân tăng áp động mạch phổi (PHA) và có thể dự đoán khả năng sống.
Các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi silic sẽ giúp hình thành một chiến lược trong việc chẩn đoán sớm cũng như tư vấn cho người lao động, đặc biệt là người lao động tại các khu công nghiệp mang các biến thể gen TNF-α (gen hoại tử u) có thể tăng khả năng mắc bệnh bụi phổi silic.
Bác sĩ Vũ Anh Trường, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Yên Bái cho biết: Với mục tiêu nâng cao chất lượng khám và điều trị, Bệnh viện tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án và ngành y tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Điển hình như Bệnh viện triển khai kỹ thuật mới về xét nghiệm Gene Xpert MTB/RIF, giúp chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nhân nhiễm lao và lao kháng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị lao và bệnh phổi cho bệnh nhân.
Những tổn thương trong lá phổi ở những người hút thuốc lá điện tử là do sự phơi nhiễm với khói chứa hóa chất độc hại khiến những người này bị mắc bệnh phổi nghiêm trọng. Đây là kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí The New England Journal of Medicine số ra ngày 2/10, trong bối cảnh xuất hiện nhiều trường hợp mắc bệnh phổi bị nghi do thuốc lá điện tử tại Mỹ.