Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 155/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 15/5 đã đưa ra khuyến cáo đối với việc sử dụng các chất tạo ngọt không đường (NSS) để kiểm soát cân nặng hoặc để giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm (NCD).
Khởi động từ cuối năm 2021, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đến nay, Chương trình “Chăm sóc sức khỏe Việt” do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm) thực hiện đã cung cấp thông tin về các bệnh không lây nhiễm (huyết áp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, gout)... đến người dân. Việc phát hiện bệnh sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao và đơn giản, chi phí ít, từ đó giúp giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng.
Phát triển y tế cơ sở để phòng chống các bệnh không lây nhiễm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.
Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955- 27/2/ 2019), trong hai ngày 18-19/2, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức ra quân khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm cho đồng bào dân tộc ở 14 xã biên giới đất liền thuộc hai huyện Nam Giang và Tây Giang.
Tại Bạc Liêu, hiện một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến còn diễn biến phức tạp. Báo cáo của Sở Y tế Bạc Liêu, từ đầu năm 2018 đến hết tháng 9, số ca mắc một số loại bệnh vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm 2017 như: bệnh quai bị có 141 ca mắc, tăng 89% so với cùng kỳ, 171 ca bị bệnh thủy đậu, tăng 69% so với cùng kỳ, số ca mắc cúm là 761 ca tăng 49…