Ngày 26/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ (mpox) lây từ người sang người.
Ngày 11/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre thông tin, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận người nam thanh niên P.T.N (31 tuổi) làm lễ tân, tạm trú tại một phòng trọ thuộc phường 6, thành phố Bến Tre dương tính đậu mùa khỉ. Đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Bến Tre. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại phòng trọ, chờ chuyển vào bệnh viện điều trị.
Sáng 25/10, thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, ca tử vong đầu tiên liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) là bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố. Đây là bệnh nhân nam 30 tuổi, nhiễm đồng thời đậu mùa khỉ và HIV/AIDS giai đoạn cuối.
Cơ quan y tế hai tỉnh Đồng Nai, Bình Dương cho biết đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ trên địa bàn. Trước mắt chưa xác định được nguồn lây nhiễm của ca bệnh. Như vậy, tính đến nay, cùng với 2 ca được phát hiện năm 2022, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ở Việt Nam, Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Chiều 25/9, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Huỳnh Minh Chín cho biết, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một ca dương tính với bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ đã được xác định trước đó.
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 2/11/2022 tại tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 1 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ trú tại huyện Cư M'gar, có tiền sử đi du lịch từ nước ngoài về.
Ngày 20/10, tại buổi họp báo định kỳ của Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch và Phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, liên quan đến vấn đề sức khỏe của nữ bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ 2, nhất là mối liên hệ với bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, theo tờ khai, 2 ca mắc đậu mùa khỉ ở cùng nhà tại Dubai. Tuy nhiên, với những dữ liệu khai thác được chỉ có thể xác định hai bệnh nhân này ở cùng một nhà chứ chưa có đủ thông tin để khẳng định hai bệnh nhân tiếp xúc với nhau.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở động vật.
Bộ Y tế cho biết, bệnh đậu mùa khi (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khi. Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh Đậu mùa khi ở người trở thành bệnh lưu - hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.
Ngày 28/7, tại cuộc họp cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cho biết, về các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, phổ biến là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, phát ban, tổn thương ở da.
Mặc dù đến thời điểm này, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ nhưng căn cứ vào các yêu cầu của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố, Sở Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế đóng trên địa bàn khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh này.
Ngày 23/7, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do tốc độ lây truyền nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa tới các quốc gia khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25/6 nhận định bệnh đậu mùa khỉ hiện nay chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, dù Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát dịch bệnh này.
Một đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang tiếp tục lây lan ở những quốc gia thường ít khi ghi nhận các ca nhiễm virus gây bệnh này, khiến giới chức y tế toàn cầu phải cảnh giác cao độ.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường giám sát, phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến 25/5/2022, thế giới đã ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Để tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế có Công văn 551/DP-DT gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới. Vì thế, Bộ Y tế đã có Công văn số 2668/BYT-DP gửi đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Bộ Y tế cho biết, theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến ngày 21/5, đã có 92 ca bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận và 28 ca nghi nhiễm được báo cáo ở 12 quốc gia, trong đó có Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia, Mỹ...