Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/7/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.
Ngày 25/7, có mặt tại hiện trường vụ lũ quét (xảy ra tại địa bàn xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Thượng tá Thiều Xuân Vương, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh cho biết: Công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích đang gặp rất nhiều khó khăn do hàng nghìn mét khối đất đá, bùn đất, cây cối từ đỉnh đồi trôi xuống. Xác định chưa tìm được người mất tích thì công tác tìm kiếm vẫn phải tiếp tục, nên dù gặp nhiều khó khăn, bất lợi, lực lượng chức năng vẫn nỗ lực tìm kiếm nạn nhân, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết, để chủ động khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, tỉnh đang triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ trên địa bàn nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, mưa to kèm theo gió lớn đã làm 1.380 ha lúa bị ngập úng, gần 2.000 ha rau màu và một số cây trồng khác bị ảnh hưởng.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, mưa to kèm theo gió lớn đã làm 1.380 ha lúa bị ngập úng, gần 2.000 ha rau màu và một số cây trồng khác bị ảnh hưởng.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, đến chiều tối 23/7, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh xảy ra sạt taluy dương, đá lăn... với khối lượng khoảng 6.350 m3.
Sáng 23/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả của cơn bão số 2 tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh); đồng thời lưu ý tỉnh về công tác phòng, chống hoàn lưu bão.
Nhận định về diễn biến bão số 2, chiều 22/7, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, lúc 13 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 120km về phía Đông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 7 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Dự báo trong những ngày tới bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn kéo dài. Trong khi hiện nay, mực nước lũ một số sông khu vực Bắc Bộ (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Đào, sông Trà Lý, sông Lạch Tray,…) lên mức báo động 1-báo động 2, đặc biệt một số tỉnh, thành phố khu vực hạ du sông Hồng, sông Thái Bình do ảnh hưởng của thủy triều, mực nước sông lên mức báo động 3 (sông Đào tại trạm Trực Phương, Nam Định lúc 19 giờ ngày 21/7 là 2,64m, trên báo động 3 là 0,04m).
Trước ảnh hưởng của cơn bão số 2 gây nhiều thiệt hại cho địa phương trong những ngày qua, chiều 31/7, UBND tỉnh Cà Mau đã thành lập đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu, đến thăm hỏi, trao quà hỗ trợ những gia đình khó khăn bị ảnh hưởng bởi thiên tai; đồng thời kiểm tra diện tích cây rừng bị đổ, ngã trên địa bàn huyện U Minh – địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt thiên tai vừa qua.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 28/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 23,4 độ Vĩ Bắc, 118,9 độ Kinh Đông, cách Phúc Kiến (Trung Quốc) khoảng 120km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 27/7, vị trí tâm bão số 2 (bão DOKSURI) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc, 119,3 độ Kinh Đông, cách Sán Đầu (Trung Quốc) khoảng 370 km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, lúc 4 giờ ngày 11/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21.2 độ Đông; 107.4 độ Bắc trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Điện Biên, do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 nên tỉnh Điện Biên có mưa, mưa vừa và dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to tại các huyện Mường Chà, Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Ảng, Tuần Giáo, Điện Biên Đông. Lượng mưa phổ biến từ 30-50mm/24 giờ, có nơi 70mm/24 giờ, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Sáng 10/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 2. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến chủ trì cuộc họp.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào 7 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 480 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88 km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130 km tính từ tâm bão.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào 4 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110km tính từ tâm bão.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 13/6, bão số 2 và hoàn lưu sau bão gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 13/6, sau khi đi vào khu vực từ Thái Bình đến phía Bắc Nghệ An, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 13/6, bão số 2 gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Khoảng 5 giờ ngày 13/6, bão số 2 nằm trên khu vực từ Thái Bình đến phía Bắc Nghệ An.
Ngày 12/6, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 05/CĐ-TW gửi Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.
"Công tác triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 2 đã được Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, các Bộ, ngành và địa phương chủ động thực hiện đã giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, các tỉnh chịu thiệt hại sau bão cần sớm tập trung khắc phục hậu quả, động viên, thăm hỏi những gia đình có người chết và bị thương, ổn định cuộc sống nhân dân". Đó là chỉ đạo của Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn tại cuộc họp sáng 3/8 về triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão số 2 và mưa lớn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Bắc Bộ nối với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 2 và cơn bão Hagupit ở phía Đông đảo Đài Loan đang hoạt động mạnh nên từ ngày 3-5/8, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt; khu vực Việt Bắc và Đông Bắc có mưa to đến rất to 200-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 2/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 130km tính từ tâm bão.
Sáng 2/8, các ngành, địa phương trong tỉnh Nghệ An cùng người dân đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 2, dự báo có nguy cơ đổ bộ vào địa bàn tỉnh.