Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, những ngày gần đây, cơ quan này nhận được thông tin phản ánh của người dân về việc một số đối tượng giả danh cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân qua mạng xã hội.
Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông, tính đến hết tháng 9/2022, toàn tỉnh chỉ có hơn 552.000 người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt hơn 92% so với dự toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
Trong tháng 10/2022, nhiều chính sách, pháp luật mới có hiệu lực như, người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, thu hồi tên miền với hệ thống thông tin xâm phạm an ninh quốc gia; cắt giảm thủ tục hành chính liên quan kinh doanh lĩnh vực hàng hải…
Gần đây tại tỉnh Bạc Liêu, số lượng các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có chiều hướng gia tăng. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, nhất là khi chẳng may bị ốm, tai nạn lao động... Tính đến ngày 30/6, tỉnh có gần 700 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội với số tiền trên 41 tỷ đồng; trong đó nợ bảo hiểm xã hội trên 36,3 tỷ đồng, nợ bảo hiểm thất nghiệp 1,2 tỷ đồng và nợ bảo hiểm y tế 3,9 tỷ đồng.
Sáng 20/7, tại Trung tâm Thông tấn quốc gia số 5 Lý Thường Kiệt (Hà Nội), đồng chí Vũ Việt Trang, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam và đồng chí Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ký kết “Quy chế phối hợp truyền thông chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2026” giữa hai cơ quan Thông tấn xã Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết số 116/2021/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho thấy có phát sinh một số vướng mắc. Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg quy định một trong các điều kiện để xác định đối tượng được hỗ trợ là “người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan Bảo hiểm Xã hội)”.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/10/2021, cơ quan Bảo hiểm xã hội trên toàn quốc sẽ triển khai chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, vừa nâng cấp ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” (VssID) lên phiên bản 1.5.6, trong đó bổ sung chức năng xem thông báo xác nhận đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo Mẫu C14-TS (mẫu biểu ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam).
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, ngày 1/7 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, mục tiêu của Nghị quyết tập trung vào hai đối tượng người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu do tác động của dịch, trong đó chủ yếu là công nhân và người lao động trực tiếp.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho đơn vị sử dụng lao động và liên thông đăng ký điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, báo cáo tình hình thay đổi lao động là hai trong số các dịch vụ công sẽ được tích hợp, đưa vào thực hiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia từ ngày 14/8 tới - thời điểm Văn phòng Chính phủ dự kiến tổ chức Lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều người lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bị mất việc làm. Trong thời điểm này, người lao động lại có một điểm tựa giúp họ vượt qua khó khăn, đó chính là chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Những ngày gần đây, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) có nhiều người dân đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp và thông báo tình hình việc làm. Mỗi ngày, Trung tâm tiếp nhận gần 1.500 trường hợp đến đăng ký. Sự quá tải này đã khiến nhiều người lao động phải đến từ sáng sớm hoặc đi nhiều lần.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định 38/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 về nguồn tài chính.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai hệ thống Thanh toán điện tử song phương với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trên toàn quốc.
Trên cơ sở các nghị quyết của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa giao chỉ tiêu phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố giai đoạn 2019 – 2021. Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội năm 2019 đạt 32,3% lực lượng lao động toàn quốc; năm 2020 tỷ lệ này là 33,9% và 35,6% vào năm 2021. Về phát triển bảo hiểm thất nghiệp, tỷ lệ bao phủ so với lực lượng lao động toàn quốc lần lượt cho các năm 2019, 2010, 2021 là: 27,3%; 28,6% và 29,8%.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019 - 2021. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:
Chiều 18/6, tại Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi “Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.