Bắc Giang vài nét tổng quan

Bắc Giang vài nét tổng quan
1.Vị trí địa lý

Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. 

Đặc điểm địa hình: Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.

Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở các khu vực còn rừng tự nhiên.

Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp nh­ư: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tư­ơng, lạc...; thuận tiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây l­ương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.
 
2. Đơn vị hành chính

Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Bắc Giang) và 9 huyện (Hiệp Hòa, Việt Yên, Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang).

3. Khí hậu

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% - 80%.

Lư­ợng mư­a trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1.000 mm, 4 tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa Hè) và gió Đông Bắc (mùa Đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết khô lạnh, rét đậm, có sương muối vào mùa Đông. Ít xuất hiện gió Lào vào mùa Hè. Một số huyện miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa. Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao.

Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

4. Tài nguyên

- Tài nguyên đất: 
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên. 
- Tài nguyên nước: Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn (Sông Cầu, chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt, cụ thể tài nguyên nước trên các sông như sau:
- Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m3. Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập để phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.
- Sông Thương: Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m3, trên sông Thương đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.
- Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, trữ lượng nước khoảng 307 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m3; hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m3; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu m3 và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng 2,024 triệu m3…
- Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,13 tỷ m3/năm, nước dưới đất chủ yếu được chứa trong tầng chứa nước khe nứt trong hệ tầng mẫu sơn, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp; tuy nhiên lượng nước ngầm phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở một số huyện trung du như: Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng.

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng là 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9 ha, chiếm 12,9%; rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ở Bắc Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ.
- Tài nguyên du lịch
Bắc Giang có tiềm năng về du lịch lớn. Các điểm có thể khai thác như hồ Cấm Sơn và một vài khu như Khuôn Thần (Lục Ngạn), suối Mỡ (Lục Nam) và Khu di tích lịch sử thành cổ nhà Mạc (thế kỷ XVI-XVII), thành cổ Xương Giang (thế kỷ XV), di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) là di tích Quốc gia đặc biệt; du lịch an toàn khu II, đền chùa Y Sơn và du lịch lăng đá cổ huyện Hiệp Hòa, khu du lịch tâm linh - sinh thái Núi Dành (Tân Yên), rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động). Một số điểm có kiến trúc nổi tiếng như Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự), chùa Bổ Đà là hai trung tâm truyền Phật giáo vào thế kỷ XII - XIII, một số đình, chùa có kiến trúc độc đáo như đình Phù Lão, đình Thổ Hà, đình Lỗ Hạnh được mệnh danh là đệ nhất Kinh Bắc thế kỷ XVI, đình Tiên Lục (thế kỷ XVII), nơi còn lưu lại cây Dã Hương ngàn năm tuổi… Nếu được đầu tư, những địa điểm trên có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước.

5. Các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang

Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Giang có trên 1,6 triệu người, bao gồm 21 thành phần dân tộc, trong đó có 20 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) với số dân là 200.538 người, chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở 105 xã, thị trấn thuộc 6 huyện miền núi, vùng cao: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên.

- Dân tộc Sán Dìu: Định cư tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.

Dân tộc Sán Chay: Ở Bắc Giang có cả 2 nhóm thuộc dân tộc Sán Chay là Sán Chí ( hay Sán Chỉ là tên tự gọi của đồng bào) và Cao Lan. Người Sán Chí cư trú ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam.  

- Dân tộc NùngDân tộc Nùng cư trú chủ yếu ở một số huyện vùng núi, bán sơn địa như: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang. Đồng bào dân tộc Nùng đến Bắc Giang mới chỉ vài ba trăm năm trở lại đây. Ngôn ngữ dân tộc Nùng thuộc ngữ Tày – Thái.

Dân tộc Hoa  

Dân tộc Dao 
 
(Theo bacgiang.gov.vn)

Có thể bạn quan tâm