Trà hoa vàng, sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao của huyện miền núi Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh được mệnh danh là "nữ hoàng của các loại trà", là sản phẩm tốt cho sức khỏe như phòng, chống ung thư, huyết áp cao...
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đức cho hay, theo lũy kế từ ngày 14/5 - 0/6, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 182 hộ/48 thôn, khu/19 xã, phường/6 huyện, thị xã, thành phố (Móng Cái, Quảng Yên, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Uông Bí) của tỉnh Quảng Ninh. Tổng số lợn chết, hủy là 1.132 con, trọng lượng 55.817,9 kg.
Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh được biết đến là địa phương có diện tích trồng trà hoa vàng lớn nhất khu vực phía Bắc. Loại cây này không những giúp người dân huyện miền núi thoát nghèo mà giờ đây đã trở thành cây làm giàu với giá bán từ 12-15 triệu đồng/kg hoa khô. Để nâng cao giá trị của cây chè, địa phương này đang có định hướng sản xuất đa dạng thêm các sản phẩm từ trà hoa vàng như nước đóng chai, xây dựng thương hiệu sản phẩm lên OCOP 5 sao.
Trà hoa vàng tại huyện miền núi Ba Chẽ (Quảng Ninh) được chọn tạo từ trà hoa vàng mọc tự nhiên trong rừng từ nhiều năm trước. Ban đầu lượng hoa ít nhưng được một số tiểu thương nước ngoài thu mua với giá cao. Nhận thấy giá trị của trà hoa vàng, năm 2010 bà con đồng bào trên địa bàn đã trồng thành vùng tập trung. Đến nay, với những đặc tính vượt trội cho sức khỏe người tiêu dùng, được các tổ chức khoa học nghiên cứu và đánh giá, trà hoa vàng đã trở thành cây “đổi đời” của người dân Ba Chẽ với giá bán hoa khô dao động từ 13 - 15 triệu đồng/kg.
Từ sản phẩm thảo dược mọc tự nhiên trong rừng ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), đến nay trà hoa vàng đã trở thành sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) Quảng Ninh, đạt tiêu chuẩn chất lượng 4 sao, định hướng đạt tiêu chuẩn 5 sao trong năm 2022...
Chương trình phát triển trồng rừng cây gỗ lớn (lim, giổi, lát, sồi) mang lại “lợi ích kép“ vừa nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng, giảm nghèo bền vững, vừa góp phần điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi triển khai thực tiễn ở vùng cao nghèo như Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh thì người dân, doanh nghiệp lại không mặn mà tham gia. Nguyên nhân là trồng cây rừng gỗ lớn chi phí cao, chu kỳ khai thác kéo dài trên 50 năm nên nhiều hộ dân, doanh nghiệp không đủ tiềm lực kinh tế theo đuổi. Do vậy, chương trình trồng cây gỗ lớn đang gặp khó ở huyện vùng cao nghèo Ba Chẽ.
Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh Phạm Ngọc Thủy cho biết, từ nay đến năm 2022, Quảng Ninh dự tính sẽ xây dựng 3 mô hình thí điểm về du lịch cộng đồng gồm: Khu bảo tồn văn hóa người Dao ở thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ); làng văn hóa dân tộc Tày thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn (Bình Liêu) và điểm du lịch cộng đồng nông nghiệp xã Tiền An (Quảng Yên).
Ngày 15/4, (tức ngày 30/2 âm lịch), huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã tổ chức lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà năm 2018. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia 2018 Hạ Long – Quảng Ninh.
Từ 8 giờ ngày 5/1, tại trung tâm thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh), người dân và du khách có thể hòa mình trong không khí Hội trà hoa vàng của đồng bào các dân tộc vùng cao nơi đây.
Người dân thôn Đồng Dằm, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm của người thanh niên người dân tộc Dao Chìu Quý Nguyên. Làm giàu cho gia đình, nhiệt tình trong công tác Đoàn, tích cực hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, Chìu Quý Nguyên đã được Trung ương Đoàn tặng Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XII năm 2017- giải thưởng dành cho những thanh niên nông thôn đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh.