60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Thắm tình hữu nghị nơi vùng cao biên giới Thanh Hóa

Chiến sỹ đồn biên phòng Yên Khương, Thanh Hóa xuống đồng gặt lúa giúp nhân dân khu vực biên giới xã Yên Khương. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
Chiến sỹ đồn biên phòng Yên Khương, Thanh Hóa xuống đồng gặt lúa giúp nhân dân khu vực biên giới xã Yên Khương. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Tuy địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, cuộc sống nhân dân còn khó khăn nhưng bản Xắng Hằng, xã biên giới Yên Khương, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa và bản Cân, cụm Phon Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Lào luôn giúp đỡ, hỗ trợ nhau giống lúa, giống ngô, chuyển giao kĩ thuật mới trong sản xuất; nhân dân hai bản cũng luôn phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động thể thao, văn hóa. Nhờ đó, tình đoàn kết hai bên được giữ vững, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Thắm tình hữu nghị nơi vùng cao biên giới Thanh Hóa ảnh 1Chiến sỹ đồn biên phòng Yên Khương, Thanh Hóa tuyên truyền về tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bản Xắng Hằng, xã biên giới Yên Khương, huyện Lang Chánh và bản Cân, cụm Phon Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Lào đến người dân địa phương. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Bản Xắng Hằng, xã biên giới Yên Khương có 113 hộ dân với 546 nhân khẩu chủ yếu là người dân tộc Thái, Mường, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Năm 2013, dưới sự chứng kiến của chính quyền và Bộ đội biên phòng, bản Xắng Hằng đã kí kết biên bản kết nghĩa anh em với bản Cân, cụm Phon Xay, huyện Sầm Tớ. Đến nay, mối quan hệ kết nghĩa anh em vẫn luôn bền vững, tình hình an ninh ổn định, nhân dân hai bên luôn tích cực trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả, hỗ trợ giống lúa và các cây trồng mới cho nhau.

Bên cạnh đó, người dân hai bên không còn xâm canh, xâm cư, không di cư tự do, lực lượng cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Yên Khương luôn phối hợp với Trung đội biên phòng bản Cân, cụm Phon Xay trao đổi kinh nghiệm về tuần tra, quản lý người ra vào khu vực biên giới, nhờ đó an ninh biên giới luôn được giữ vững.

60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Thắm tình hữu nghị nơi vùng cao biên giới Thanh Hóa ảnh 2Chiến sỹ đồn biên phòng Yên Khương, Thanh Hóa tuyên truyền về tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bản Xắng Hằng, xã biên giới Yên Khương, huyện Lang Chánh và bản Cân, cụm Phon Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Lào đến người dân địa phương. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Anh Lò Văn Hợp, Trưởng bản Xắng Hằng, xã Yên Khương cho biết: Mỗi năm, bản Xắng Hằng hỗ trợ bản Cân, cụm Phon Xay 50 kg giống lúa, vào năm 2017 tại bản Cân xảy ra trận lụt lịch sử, người dân bản Xắng Hằng liền qua giúp đỡ, hỗ trợ người dân bản Cân dựng lại nhà cửa, khôi phục sản xuất. Khi xảy ra dịch COVID-19, bản Xắng Hằng đã hỗ trợ nhu yếu phẩm, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn cho người dân bản Cân và phối hợp với Bộ đội biên phòng, lực lượng an ninh hai bên cùng chung tay phòng dịch bệnh, hạn chế xuất nhập cảnh trái phép.

60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Thắm tình hữu nghị nơi vùng cao biên giới Thanh Hóa ảnh 3Chiến sỹ đồn biên phòng Yên Khương, Thanh Hóa xuống đồng gặt lúa, sát lúa giúp nhân dân khu vực biên giới xã Yên Khương. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Anh Lò Văn Năm (bản Xắng Hằng) cho biết: Tôi làm nghề bán thực phẩm trong bản, mỗi khi đến vụ lúa nước, gia đình tôi thiếu người thu hoạch, người dân bản Cân đã sang bên bản Xắng Hằng hỗ trợ gia đình tôi gặt lúa, trồng cây. Khi người dân bản Cân cần hỗ trợ làm kinh tế nông nghiệp, tôi đã vận động anh em trong bản sang hỗ trợ người dân bản Cân, từ chương trình kết nghĩa này chúng tôi dễ dàng trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất, những cách làm hay, mô hình kinh tế hiệu quả đều được trao đổi.

Ông Viêng Phăn, Trưởng bản Cân, cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn cho biết: “Từ khi kết nghĩa anh em giữa bản Cân, cụm Phon xay với bản Xắng Hằng, xã Yên Khương, hai bản thường xuyên qua lại, hỗ trợ nhau về phát triển kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, giao thương hàng hóa. Bản Xắng Hằng đã hỗ trợ bản Cân làm 450 mét đường bê tông, cứ đến ngày lễ, tết hai bên thường sang thăm thân và động viên nhau. Do hai năm qua xảy ra dịch COVID-19, nhân dân đã tạm thời không sang thăm nhau để phòng, chống dịch bệnh, mà chỉ trao đổi tình hình qua điện thoại, nhìn chung các bạn bản Xắng Hằng luôn hòa đồng, giúp đỡ người dân bản Cân chúng tôi. Thời gian tới, chúng tôi sẽ luôn gìn giữ mối quan hệ anh em với bản Xắng Hằng, hi vọng rằng mối quan hệ này sẽ mãi bền lâu”.

60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Thắm tình hữu nghị nơi vùng cao biên giới Thanh Hóa ảnh 4Chiến sỹ đồn biên phòng Yên Khương, Thanh Hóa xuống đồng gặt lúa giúp nhân dân khu vực biên giới xã Yên Khương. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Xã Yên Khương có đường biên giới dài 6,73 km với 3 mốc quốc giới 348, 349 và 350 tiếp giáp với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, trên khu vực biên giới có 1 lối mở và 2 đường mòn qua lại do Đồn biên phòng Yên Khương và Trung đội biên phòng bản Cân, cụm Phôn Xay phụ trách. Một trong những sự giúp đỡ quan trọng nhất của bản Xắng Hằng đối với bản Cân là hỗ trợ bản Cân 20 tấn xi măng để xây đường giao thông nông thôn vào năm 2016, hỗ trợ người dân nước bạn chuyển giao khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp 3 lần/năm. Mỗi khi bên kia biên giới cần tư vấn, hỗ trợ chuyển giao khoa học kĩ thuật trong sản xuất, y tế, xã Yên Khương luôn cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ, giúp đỡ bản Cân.

60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Thắm tình hữu nghị nơi vùng cao biên giới Thanh Hóa ảnh 5Bộ đội biên phòng giúp nhân dân xã Yên Khương, huyện miền núi Lang Chánh, Thanh Hóa gặt lúa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết: “Từ ngày kết nghĩa, tình đoàn kết giữa hai bản Xắng Hằng và bản Cân ngày càng tăng lên, người dân luôn chủ động tham gia với lực lượng biên phòng tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Vào những ngày lễ, tết cổ truyền và mỗi khi có người ốm đau, người dân hai bản qua lại thăm hỏi và hỗ trợ nhau phát triển kinh tế để thoát nghèo”.

Trung tá Nguyễn Ngọc Văn, Đồn trưởng Đồn biên phòng Yên Khương, Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong 3 năm qua, Đồn đã phối hợp với lực lượng an ninh nước bạn tuần tra song phương, bảo vệ biên giới cột mốc. Hiện, bản Xắng Hằng và bản Cân luôn giữ vững mối quan hệ kết nghĩa, cán bộ, chiến sỹ đồn cũng luôn hỗ trợ nhân dân 2 bản thực hiện các mô hình kinh tế mới, cũng như đảm bảo an ninh trật tự đường biên.

60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Thắm tình hữu nghị nơi vùng cao biên giới Thanh Hóa ảnh 6Bộ đội biên phòng giúp nhân dân xã Yên Khương, huyện miền núi Lang Chánh, Thanh Hóa gặt lúa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Thời gian tới, Đồn biên phòng Yên Khương sẽ tiếp tục phối hợp tuần tra song phương, thực hiện tốt việc phối hợp phòng, chống cháy rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân qua lại biên giới thăm thân, trao đổi hàng hóa”.

60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Thắm tình hữu nghị nơi vùng cao biên giới Thanh Hóa ảnh 7Chiến sỹ đồn biên phòng Yên Khương, Thanh Hóa xuống đồng gặt lúa, sát lúa giúp nhân dân khu vực biên giới xã Yên Khương. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Mối quan hệ kết nghĩa anh em giữa bản Xắng Hằng và bản Cân không chỉ cải thiện đời sống nhân dân, gắn kết tình cảm lâu dài giữa nhân dân hai bên biên giới, mà còn đảm bảo an ninh, nâng cao trách nhiệm của người dân trong bảo vệ, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, góp phần phát triển kinh tế, xã hội giữa hai bên.

Nguyễn Nam

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Mô hình “Vườn rau gắn kết” của Binh đoàn 15 góp phần giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng bữa ăn, cải thiện cuộc sống. Ảnh: Sơn Tùng

“Thế trận lòng dân” ở vùng biên giới Bắc Tây Nguyên

Đứng chân trên dọc tuyến biên giới dài hơn 251 km, tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia, Binh đoàn 15 đã nỗ lực vượt khó, có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là “thế trận lòng dân” khu vực biên giới Bắc Tây Nguyên.

Người dân lựa chọn cam Vinh tại Siêu thị LOTTE Mart Vinh. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Nghệ An

Tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đặc sản tỉnh Nghệ An tới người tiêu dùng, nhà phân phối, đại lý, siêu thị, nhất là siêu thị LOTTE Mart Vinh. Hoạt động này nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư để phát triển, mở rộng sản xuất sản phẩm có lợi thế, tiềm năng của tỉnh, từ đó tăng cường năng lực cung cấp sản phẩm của tỉnh Nghệ An cả về số lượng và chất lượng.

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Tỉnh Vĩnh Long hiện có hơn 15.300 hội viên cựu chiến binh. Trải qua quá trình chiến đấu, rèn luyện và trưởng thành, họ luôn thấm nhuần phẩm chất của chiến sỹ Bộ đội cụ Hồ. Trong cuộc sống đời thường, họ luôn giữ gìn và phát huy truyền thống cao quý, không ngại khó khăn, gian khổ, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất.

Năm 2024, giáo dân họ đạo Hậu Bối ở xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đóng góp xây dựng 2 cây cầu nông thôn, tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Đồng bào Công giáo tại Sóc Trăng góp sức xây dựng nông thôn mới

Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 70 nghìn đồng bào Công giáo sinh sống hòa đồng cùng với các tôn giáo khác. Phát huy truyền thống sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo ở Sóc Trăng luôn góp sức cùng với chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Tính đến cuối năm 2024, hộ nghèo toàn tỉnh Sóc Trăng giảm còn 1,34% dân số (trong năm 2024 giảm hơn 4.000 hộ). Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Giúp người dân chọn mô hình giảm nghèo phù hợp để thoát nghèo bền vững

Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 1,2 triệu dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh, cuộc sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn. Song, nhờ các giải pháp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về giảm nghèo, xây dựng những mô hình giảm nghèo hiệu quả mà đến cuối năm 2024, hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,34% dân số.

Chuẩn bị tiết mục biểu diễn chào mừng Giáng sinh 2024. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Ngập tràn không khí Giáng sinh nơi xứ đạo Kon Tum

Hòa chung không khí hân hoan với bà con trên cả nước, những ngày này, cộng đồng giáo dân tại tỉnh Kon Tum đang tích cực trang trí nhà cửa, chuẩn bị cho dịp Giáng sinh năm 2024 cận kề. Các tuyến đường trở nên ngập tràn màu sắc, những xóm đạo khoác lên mình “chiếc áo mới” lộng lẫy và đầm ấm hơn.

Lực lượng quân đội tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Nhiệm vụ “chiến đấu giữa thời bình”

Ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, vấn đề đó càng trở nên cấp thiết. Và Quân đội, trong đó có Cục Cứu hộ - Cứu nạn là cơ quan tác chiến đầu ngành, chính là điểm tựa vững chắc của đồng bào những lúc nguy nan nhất.

Lực lượng bộ đội hóa học phun hoá chất khử trùng, tẩy độc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Thầm lặng vượt gian khổ, hiểm nguy

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong thời kỳ đổi mới đất nước, Bộ đội Hóa học đã có nhiều đóng góp rất quan trọng trong lĩnh vực khắc phục sự cố hóa chất độc, sinh học, bức xạ, hạt nhân (sự cố CBRN), bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, vì cuộc sống ổn định, bình yên của nhân dân.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Chiềng Tương hướng dẫn người dân cách chăm sọc vườn mận. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Mở cánh cửa tương lai tươi sáng

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình là ý Đảng hòa quyện lòng dân. Trong khát vọng dựng xây đất nước, Quân đội đang gánh vác nhiều nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình, vừa đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống chưa có trong tiền lệ, lại giúp đỡ nhân dân bằng cả trái tim, tấm lòng. Bất chấp khó khăn, nguy hiểm, thậm chí hy sinh anh dũng trong thời bình, “Bộ đội Cụ Hồ” đang tiếp tục gắn bó máu thịt và để lại tình cảm quý trọng, tin yêu trong lòng nhân dân.

Khu tái định thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà trước ngày khánh thành chính thức. Ảnh: Hồng Ninh-TTXVN

Lào Cai khánh thành khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 22/12, UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) khánh thành dự án khu tái thiết thôn Kho Vàng (UBND huyện Bắc Hà, UBND xã Cốc Lầu) theo quy chuẩn nông thôn mới, đáp ứng chỗ ở cho 35 hộ gia đình với 180 nhân khẩu.

Cán bộ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam hướng dẫn người dân kỹ thuật khai thác cao su tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Hiệu quả từ mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững” do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam triển khai trên địa bàn xã Long Tân (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) sau 3 năm đã mang lại hiệu quả, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Hoạt động thuộc dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024.

Gia đình bà H’Sák ở làng Mơ Nú, xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai được hỗ trợ bò lai sinh sản để sản xuất. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Gia Lai hỗ trợ sản xuất, phát triển hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Gia Lai đã quan tâm đầu tư chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bà con, tạo mọi điều kiện để bà con ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống và hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay rõ nét.

Một góc nông thôn mới với cuộc sống bình yên tại buôn ÊGa, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk). Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Nông thôn mới làm “bừng sáng” các buôn làng Tây Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương lớn, cách làm hay để phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những quyết sách chiến lược, không chỉ giúp các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… thay đổi diện mạo mà còn tạo đà cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Điều này góp phần vào sự phát triển chung của toàn vùng và tạo khí thế, sự phấn khởi cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vươn lên lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Đối tượng Hạng A Sếnh cùng tang vật sau khi bị bắt giữ. Ảnh: TTXVN

Điện Biên bắt đối tượng mua bán trái phép 5 bánh heroin

Tối 21/12, theo thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Điện Biên), đơn vị này vừa chủ trì phối hợp với Công an huyện Điện Biên Đông bắt quả tang một đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 5 bánh heroin.

Các chiến sĩ thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên) giúp người dân dựng nhà tại bản Tin Tốc 1, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng lũ Mường Pồn

Để giúp đỡ người dân vùng lũ xã Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có nhà mới kiên cố, sớm “an cư lạc nghiệp” sau trận lũ quét xảy ra cuối tháng 7/2024, Bộ Quốc phòng đã hỗ trợ xây mới 71 căn nhà (50 triệu đồng/căn). Đến nay, nhiều ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp đã được bàn giao cho người dân, giúp họ sớm ổn định cuộc sống, khẳng định mối quan hệ bền chặt, gắn bó keo sơn “quân với dân như cá với nước”.

Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương nơi vùng biên cương

Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương nơi vùng biên cương

Ngày 21/12, Tỉnh đoàn Gia Lai, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Báo Thanh niên, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương” năm 2024 tại xã biên giới Ia Lâu, huyện Chư Prông.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu giúp dân thu hoạch lúa “chạy mưa”. Ảnh: TTXVN

Tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng đồng bào dân tộc

Bộ đội Cụ Hồ là danh hiệu cao quý được nhân dân trao tặng những người đứng trong hàng ngũ quân nhân cách mạng. Điều đó thể hiện nét đẹp riêng có của bộ đội Việt Nam, khác hoàn toàn với những đội quân chiến đấu nhà nghề. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và phục vụ. Tinh thần xả thân, cống hiến vì dân được thể hiện ngay từ những ngày đầu thành lập.

Không quân Việt Nam được trang bị dòng máy bay tiêm kích hiện đại Su-30MK2, hiện thực hóa chủ trương tiến thẳng lên hiện đại. Ảnh: Lâm Khánh

Bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc

Xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành sứ mệnh giữ vai trò nòng cốt trong quản lý và bảo vệ bầu trời Tổ quốc là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện chủ trương xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại mà Đại hội 13 của Đảng đề ra.

Từ khi thành lập đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn Đảng, toàn dân vượt mọi khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Tự hào 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (22/12/1944 - 22/12/2024), Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công hiển hách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng…

Công tác giáo dục - đào tạo không ngừng được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sóc Trăng là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 35% dân số toàn tỉnh. Sau thời gian triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy, chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã làm thay đổi căn bản bộ mặt vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Hà Tiên hướng đến đô thị vùng biên hiện đại

Hà Tiên hướng đến đô thị vùng biên hiện đại

Nằm ở địa đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) trên đà phát triển, hướng đến đô thị vùng biên hiện đại, thực sự là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh, đô thị trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Xuân đến sớm trên các bản làng tái định cư sau lũ

Xuân đến sớm trên các bản làng tái định cư sau lũ

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao ở vùng cao Lào Cai. Những ngày này, ngay sau khi được bàn giao nhà, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới. Dù dấu vết những tang thương do hoàn lưu bão số 3 gây ra còn hiện hữu đâu đó, song gác lại những mất mát, đau buồn sau cơn lũ dữ, trên gương mặt mỗi người dân vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống tương lai cùng niềm vui, phấn chấn chuẩn bị tiễn năm cũ, đón Tết đầu tiên tại nơi ở mới, trong ngôi nhà khang trang, kiên cố hơn.

Nghề làm khô cá lóc ở ấp Bưng Tróp A, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) hỗ trợ phụ nữ Khmer giải quyết việc làm, ổn định kinh tế gia đình. Ảnh: An Hiếu

Chuyển đổi nghề nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề đã và đang từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng có thêm điều kiện phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Khúc tráng ca dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc

Khúc tráng ca dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc

Hơn 50 năm trôi qua, đìa dứa Láng Sấu năm xưa đã trở thành Khu di tích lịch sử Dân công hỏa tuyến. Tuy nhiên, ký ức những tháng ngày tải lương, tải đạn của các dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc, đặc biệt là “đêm trắng ở đìa dứa” khiến 32 dân công hy sinh vẫn còn vẹn nguyên.

Thái Nguyên giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%

Thái Nguyên giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%

Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu năm 2025 tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch, giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của từng loại rừng, nâng cao giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới.