Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 3/2, tại Trụ sở Trung tâm Thông tấn quốc gia, Đảng ủy Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và phát Thẻ đảng viên.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 đã khẳng định sức mạnh, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trước những thử thách ngặt nghèo. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm diễn ra sự kiện lịch sử đặc biệt này, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xin trân trọng giới thiệu bài viết: “Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm 1979” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Là một trong những phóng viên ảnh đầu tiên có mặt tại Cao Bằng khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đầu năm 1979 nổ ra, ông Trần Mạnh Thường (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã chứng kiến, ghi lại sự kiện này bằng ảnh. Ông Trần Mạnh Thường năm nay đã 81 tuổi nhưng trông vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Hà Giang là một trong những chiến trường trọng điểm. Đặc biệt, từ năm 1984 đến năm 1989, cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt ở phía Bắc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Một mùa Xuân nữa lại về trên những rẻo cao biên giới của tỉnh Lào Cai. Sự ấm no, hạnh phúc, bình an đã hiển hiện trong từng nếp nhà của đồng bào các dân tộc Mông, Nùng, Dao, Hà Nhì… ở địa phương - nơi có con sông Hồng chảy vào đất Việt. Trải qua 40 năm, mảnh đất Lào Cai đang từng ngày thay da đổi thịt. Hình ảnh về cuộc chiến tháng 2/1979 có lẽ chỉ còn lại trong ký ức của những người lính già ở miền biên viễn này.
Thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn, Việt Nam không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà còn cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự; tạo điều kiện để khôi phục lại tình hữu nghị và tình đoàn kết chiến đấu vốn có giữa nhân dân Việt Nam - Campuchia.
Cách đây 40 năm, thực hiện quyền tự vệ chính đáng của dân tộc, quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của tổ quốc đã đứng lên đánh đuổi tập đoàn phản động Pol Pot, bảo vệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền biên giới quốc gia và giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Chiều 7/1, tại Hà Nội, Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã tổ chức gặp mặt cán bộ, chuyên gia, phóng viên TTXVN công tác tại Campuchia qua các thời kỳ.
Ngày 07/1/2019, tại sân vận động quốc gia Olympic ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày lật đổ chế độ Khmer Đỏ diệt chủng với sự tham gia của hàng chục nghìn người đến từ mọi miền trên đất nước Campuchia.
Sáng 6/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức buổi Họp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng (7/1/1979-7/1/2019).
Trước sự tàn bạo của Khmer Đỏ đối với nhân dân Campuchia và Việt Nam, ngay sau khi nhận được lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã lên đường sang giúp nhân dân Campuchia tái thiết đất nước. Những ngày tháng đồng cam cộng khổ bên đất bạn vẫn in đậm trong tâm trí những người lính tình quyện cũng như chuyên gia Việt Nam.
Tại tỉnh An Giang, những chứng tích về một thời đau thương do chế độ Khmer Đỏ gây ra vẫn còn đó. Đây là minh chứng cho sự tàn bạo của chế độ này, đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước.
Hơn 40 năm trước, khu vực Xa Mát (tỉnh Tây Ninh) là nơi quân và dân ta đoàn kết với những người yêu nước Campuchia đánh trả quyết liệt với quân Khmer Đỏ. Vùng chiến sự ác liệt năm xưa chỉ còn trong ký ức, giờ đây Xa Mát đã trở thành cửa khẩu quốc tế sầm uất về thương mại, là nơi giao lưu, kết nối của nhân dân hai nước.
40 năm sau ngày đất nước Campuchia thoát khỏi thời kỳ Khmer Đỏ diệt chủng cầm quyền dưới tên gọi Campuchia Dân chủ (7/1/1979-7/1/2019), những ký ức về tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân Campuchia và Việt Nam vẫn không phai mờ.
Sáng 13/01/2017, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (15/01/1977 – 15/01/2017) và Tổng kết công tác Hội năm 2016.
40 năm trước, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (từ ngày 24/6 - 3/7/1976) đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một quyết định không chỉ có ý nghĩa tôn vinh, ghi nhớ công lao của Bác Hồ mà còn đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đồng bào miền Nam nói chung, nhân dân Sài Gòn - Gia Định nói riêng.
Chiều 25/10, tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (26/10/1975-26/10/2015) và đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba.