Sen là một loài hoa mang đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Sen cũng là biểu tượng của sự tinh khiết, tinh thần vươn lên trong khó khăn, biểu tượng cho những gì tốt đẹp nhất của đời sống người Việt. Việc tôn tạo, phục hồi và phát triển các ao sen trên quê Bác vừa thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc đối với tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ dành cho quê hương vừa là điểm nhấn văn hóa du lịch tại quê hương của Người.
Tượng đài Bác Hồ đặt tại bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, từ lâu đã trở thành biểu tượng của đô thị được mệnh danh là xứ Tây Đô bên bờ sông Hậu. Một chi tiết độc đáo là ánh nắng luôn tỏa sáng trên gương mặt của bức tượng, bất kể sớm mai hay lúc chiều tà. Người có công tìm ra vị trí đặt tượng để có được điểm nhấn tinh tế đó là ông Huỳnh Văn Hoài – một trong những người được giao nhiệm vụ chọn vị trí đặt tượng đài Bác Hồ tại thành phố Cần Thơ vào năm 1976.
Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong các phong trào, hoạt động của nhiều đơn vị, trong đó có những trường học - nơi ông gắn bó cuộc đời học sinh để trở thành người thợ cơ khí, hay nơi được vinh dự mang tên ông trong suốt sự nghiệp trồng người, phục vụ đất nước.
Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia Đình Bình Đông, đường Phạm Thế Hiển, Quận 8 (Thành phố Hồ Chí Minh) là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách khi đến thành phố. Nơi đây còn được biết đến với dấu ấn lịch sử quan trọng của dân tộc, là địa điểm hoạt động của Công hội bí mật Sài Gòn - tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, do đồng chí Tôn Đức Thắng thành lập vào năm 1920.
Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018), ngày 17/8, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc Triển lãm ảnh “Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Cung Văn hóa Lao động và tuyến đường Đồng Khởi (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).