Khai thác tiềm năng tiểu vùng Đồng Tháp Mười (Bài 1)

Khai thác tiềm năng tiểu vùng Đồng Tháp Mười (Bài 1)
Bài 1: “Cú hích” từ khu kinh tế cửa khẩu Long An  
Với vai trò là trục hành lang kinh tế, đầu mối giao thương của tiểu vùng Đồng Tháp Mười kết nối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu kinh tế cửa khẩu Long An đóng vai trò hết sức quan trọng và đã được Chính phủ, chính quyền tỉnh Long An quan tâm tập trung đầu tư phát triển trong những năm qua.
Toàn cảnh Thị xã Kiến Tường - một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Long An. Đây cũng là đô thị phát triển thương mại – dịch vụ, gắn liền với khu kinh tế cửa khẩu và là đầu mối giao thông quan trọng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Ảnh: An Hiếu
Toàn cảnh Thị xã Kiến Tường - một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Long An. Đây cũng là đô thị phát triển thương mại – dịch vụ, gắn liền với khu kinh tế cửa khẩu và là đầu mối giao thông quan trọng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Ảnh: An Hiếu

Đến nay khu vực kinh tế cửa khẩu đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tình hình kinh tế - xã hội thay đổi rõ nét, đời sống người dân ngày được nâng lên. Trong tương lai, việc quan tâm đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho khu vực này là hết sức cần thiết, đặc biệt trước bối cảnh 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang đang thực hiện liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười.
 
Những bước đi ban đầu
Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 15/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Long An đến năm 2030 với tổng diện tích 13.080 ha đã tạo sức bật và thay đổi rõ nét bộ mặt kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã khu vực biên giới. Đặc biệt thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), một đô thị trung tâm tiểu vùng Đồng Tháp Mười đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong những năm qua.
Toàn cảnh Thị xã Kiến Tường - một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Long An. Đây cũng là đô thị phát triển thương mại – dịch vụ, gắn liền với khu kinh tế cửa khẩu và là đầu mối giao thông quan trọng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Ảnh: An Hiếu
Toàn cảnh Thị xã Kiến Tường - một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Long An. Đây cũng là đô thị phát triển thương mại – dịch vụ, gắn liền với khu kinh tế cửa khẩu và là đầu mối giao thông quan trọng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Ảnh: An Hiếu
 
“Từ khi có Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Kiến Tường đã được quan tâm hơn nữa trong triển khai nhiều chương trình đột phá, công trình trọng điểm. Chẳng hạn như thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TXU ngày 31/5/2017 của Thị ủy Kiến Tường về phát triển đô thị đến năm 2020 đã triển khai nhiều dự án công trình trọng điểm và cho đến nay thị xã đã đạt 54/59 tiêu chí của đô thị loại III”,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Kiến Tường La Văn Vân cho biết.
 
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thị xã Kiến Tường, tình hình kinh tế của thị xã ngày càng phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, chiếm 61%. Riêng khu vực nông nghiệp, tỷ trọng giảm xuống còn 39% và được tổ chức lại sản xuất theo hướng chất lượng, hiệu quả. Chính vì vậy, những năm gần đây, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 4,87% trên tổng hơn 11.700 hộ dân.

Bên cạnh đó, diện mạo thị xã Kiến Tường ngày hôm nay thực sự đã thay đổi nhanh chóng khi nhiều công trình quan trọng phát triển đô thị như: bờ kè thị xã, hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế cửa khẩu Long An, trung tâm thương mại – dịch vụ Kiến Tường, dự án khu đô thị sân bay… đã được triển khai.

Đến nay, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị thị xã tương đối hoàn chỉnh với hệ thống giao thông trong nội thị, vỉa hè, hệ thống chiếu sáng và cây xanh trên một số tuyến đường chính được đầu tư đồng bộ.
 
“Kể từ khi thị xã được thành lập vào năm 2013, tách ra từ huyện Mộc Hóa, tôi không thể tin được sự thay đổi bộ mặt đô thị lại nhanh chóng đến như thế. Vui mừng hơn là đời sống người dân ngày càng được đáp ứng tốt vì hình thành trung tâm thương mại, đường sá ngày khang trang, sạch đẹp. Nhưng điều quan trọng nhất là công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn nên cuộc sống người dân ngày càng ổn định”, bà Trần Thị Thu, người dân sinh sống ở thị xã Kiến Tường nói.
 
Điều mà bà Thu vui mừng xuất phát chính từ việc Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 366/ QĐ-UBND ngày 24/01/2017 để phát triển khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp (giai đoạn 1) nằm trong khu kinh tế cửa khẩu có tổng diện tích 168,5 ha.
Toàn cảnh nhà máy, cơ sở hạ tầng của công ty TNHH Tainan Enterprises (Đài Loan) tại khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Ảnh: An Hiếu
Toàn cảnh nhà máy, cơ sở hạ tầng của công ty TNHH Tainan Enterprises (Đài Loan) tại khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Ảnh: An Hiếu
  
Theo ông Trương Văn Triều, Trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh Long An, trong thời gian qua, đã có nhiều nhà đầu tư trong nước, nước ngoài quan tâm tìm hiểu và thu hút một số dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Có thể dẫn chứng Công ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư ngành dệt, nhuộm) với quy mô diện tích 16,9 ha, tổng vốn đầu tư của dự án 65 triệu USD đã hoạt động chính thức trong tháng 5/2017.
 
Theo ông Tsai Chen Chih, Giám đốc Tài chính Công ty Tainan Enterprises Việt Nam, hiện tại công ty này đang triển khai hoạt động giai đoạn đầu với nhu cầu lao động khoảng 1.800 công nhân. Trong tương lai khi đầu tư toàn bộ nhà máy thì nhu cầu sẽ cần tới khoảng 10.000 lao động.

“Hiện chúng tôi đang có 800 lao động làm việc là người địa phương. Để đáp ứng nhu cầu lao động, công ty đã liên kết với Trường Trung cấp dạy nghề Đồng Tháp Mười để đào tạo nghề may mặc”, ông Tsai Chen Chih cho hay.
Công đoạn kiểm tra sản phẩm may mặc xuất khẩu tại công ty TNHH Tainan Enterprises, khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Ảnh: An Hiếu
Công đoạn kiểm tra sản phẩm may mặc xuất khẩu tại công ty TNHH Tainan Enterprises, khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Ảnh: An Hiếu
 
Liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười
Trong giai đoạn hiện nay, 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang đang gấp rút hoàn thành đề án liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, đề án này sẽ có 6 chương trình liên kết; trong đó, có 2 chương trình nổi bật gồm: cải tiến chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu nông sản đặc trưng; phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười.

Do đó, ý kiến một số chuyên gia cho rằng, việc Đảng bộ, chính quyền tỉnh Long An đã và đang tập trung nguồn lực, tạo chính sách đột phá để hiện thực hóa chủ trương phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ tạo ra “lực đẩy” mạnh mẽ thực hiện các chương trình liên kết nói trên.
  
Chẳng hạn, trong lĩnh vực nông nghiệp, theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ trọng của ngành trồng trọt của tiểu vùng vẫn còn cao, sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp của 3 tỉnh của tiểu vùng Đồng Tháp Mười nói chung chậm hơn trung bình chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, sự chuyển dịch của nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại cũng chậm làm cho năng suất lao động thấp (ngoại trừ tỉnh Long An).
Khu du lịch làng nổi Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An là một vùng đất ngập nước hoang sơ, có diện tích hàng trăm ha với những thắng cảnh thiên nhiên đa dạng, phong phú của vùng Đồng Tháp Mười gồm: rừng tràm, sen, súng, lục bình… Đây là một trong những khu du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thu hút đông khách đến tham quan, du lịch. Trong ảnh: Du khách tham quan rừng tràm ngập nước tại khu du lịch làng nổi Tân Lập. Ảnh: An Hiếu
Khu du lịch làng nổi Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An là một vùng đất ngập nước hoang sơ, có diện tích hàng trăm ha với những thắng cảnh thiên nhiên đa dạng, phong phú của vùng Đồng Tháp Mười gồm: rừng tràm, sen, súng, lục bình… Đây là một trong những khu du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thu hút đông khách đến tham quan, du lịch. Trong ảnh: Du khách tham quan rừng tràm ngập nước tại khu du lịch làng nổi Tân Lập. Ảnh: An Hiếu
  
Nguyên nhân là do công trình hậu cần phục vụ phát triển công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chưa đủ đáp ứng. Nguồn nhân lực nông thôn còn hạn chế nên chưa đủ gắn kết sản xuất với chế biến, thương mại, chưa thúc đẩy nâng cấp, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp từ sản xuất trình độ thấp lên trình độ cao, từ sản xuất nông sản thô sang công nghiệp và dịch vụ nông sản chế biến có thương hiệu.
 
Hay đối với lĩnh vực du lịch của tiểu vùng dù có sự phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở tỉnh Đồng Tháp và chưa đúng nghĩa của du lịch sinh thái, sản phẩm đơn điệu. Đặc biệt là nối kết tuyến du lịch trong nội tiểu vùng và liên tiểu vùng vẫn chưa phát triển.
 
Do vậy, khu kinh tế cửa khẩu này đóng vai trò là một “hạt nhân kinh tế” để giải quyết những vấn đề nói trên bằng việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ kết nối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hợp tác giao thương giữa Việt Nam - Campuchia.
 
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư phát triển khu vực kinh tế cửa khẩu tỉnh Long An cũng đang phải đối mặt với nhiều “lực cản”; trong đó lực cản về hạ tầng giao thông đang là một trở ngại lớn nhất để thúc đẩy khu vực kinh tế cửa khẩu phát triển, đáp ứng yêu cầu trong tương lai./.
  Anh Đức
  Bài 2: Tháo những “nút thắt”
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mô hình “Vườn rau gắn kết” của Binh đoàn 15 góp phần giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng bữa ăn, cải thiện cuộc sống. Ảnh: Sơn Tùng

“Thế trận lòng dân” ở vùng biên giới Bắc Tây Nguyên

Đứng chân trên dọc tuyến biên giới dài hơn 251 km, tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia, Binh đoàn 15 đã nỗ lực vượt khó, có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là “thế trận lòng dân” khu vực biên giới Bắc Tây Nguyên.

Người dân lựa chọn cam Vinh tại Siêu thị LOTTE Mart Vinh. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Nghệ An

Tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đặc sản tỉnh Nghệ An tới người tiêu dùng, nhà phân phối, đại lý, siêu thị, nhất là siêu thị LOTTE Mart Vinh. Hoạt động này nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư để phát triển, mở rộng sản xuất sản phẩm có lợi thế, tiềm năng của tỉnh, từ đó tăng cường năng lực cung cấp sản phẩm của tỉnh Nghệ An cả về số lượng và chất lượng.

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Tỉnh Vĩnh Long hiện có hơn 15.300 hội viên cựu chiến binh. Trải qua quá trình chiến đấu, rèn luyện và trưởng thành, họ luôn thấm nhuần phẩm chất của chiến sỹ Bộ đội cụ Hồ. Trong cuộc sống đời thường, họ luôn giữ gìn và phát huy truyền thống cao quý, không ngại khó khăn, gian khổ, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất.

Năm 2024, giáo dân họ đạo Hậu Bối ở xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đóng góp xây dựng 2 cây cầu nông thôn, tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Đồng bào Công giáo tại Sóc Trăng góp sức xây dựng nông thôn mới

Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 70 nghìn đồng bào Công giáo sinh sống hòa đồng cùng với các tôn giáo khác. Phát huy truyền thống sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo ở Sóc Trăng luôn góp sức cùng với chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Tính đến cuối năm 2024, hộ nghèo toàn tỉnh Sóc Trăng giảm còn 1,34% dân số (trong năm 2024 giảm hơn 4.000 hộ). Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Giúp người dân chọn mô hình giảm nghèo phù hợp để thoát nghèo bền vững

Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 1,2 triệu dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh, cuộc sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn. Song, nhờ các giải pháp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về giảm nghèo, xây dựng những mô hình giảm nghèo hiệu quả mà đến cuối năm 2024, hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,34% dân số.

Chuẩn bị tiết mục biểu diễn chào mừng Giáng sinh 2024. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Ngập tràn không khí Giáng sinh nơi xứ đạo Kon Tum

Hòa chung không khí hân hoan với bà con trên cả nước, những ngày này, cộng đồng giáo dân tại tỉnh Kon Tum đang tích cực trang trí nhà cửa, chuẩn bị cho dịp Giáng sinh năm 2024 cận kề. Các tuyến đường trở nên ngập tràn màu sắc, những xóm đạo khoác lên mình “chiếc áo mới” lộng lẫy và đầm ấm hơn.

Lực lượng quân đội tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Nhiệm vụ “chiến đấu giữa thời bình”

Ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, vấn đề đó càng trở nên cấp thiết. Và Quân đội, trong đó có Cục Cứu hộ - Cứu nạn là cơ quan tác chiến đầu ngành, chính là điểm tựa vững chắc của đồng bào những lúc nguy nan nhất.

Lực lượng bộ đội hóa học phun hoá chất khử trùng, tẩy độc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Thầm lặng vượt gian khổ, hiểm nguy

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong thời kỳ đổi mới đất nước, Bộ đội Hóa học đã có nhiều đóng góp rất quan trọng trong lĩnh vực khắc phục sự cố hóa chất độc, sinh học, bức xạ, hạt nhân (sự cố CBRN), bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, vì cuộc sống ổn định, bình yên của nhân dân.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Chiềng Tương hướng dẫn người dân cách chăm sọc vườn mận. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Mở cánh cửa tương lai tươi sáng

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình là ý Đảng hòa quyện lòng dân. Trong khát vọng dựng xây đất nước, Quân đội đang gánh vác nhiều nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình, vừa đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống chưa có trong tiền lệ, lại giúp đỡ nhân dân bằng cả trái tim, tấm lòng. Bất chấp khó khăn, nguy hiểm, thậm chí hy sinh anh dũng trong thời bình, “Bộ đội Cụ Hồ” đang tiếp tục gắn bó máu thịt và để lại tình cảm quý trọng, tin yêu trong lòng nhân dân.

Khu tái định thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà trước ngày khánh thành chính thức. Ảnh: Hồng Ninh-TTXVN

Lào Cai khánh thành khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 22/12, UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) khánh thành dự án khu tái thiết thôn Kho Vàng (UBND huyện Bắc Hà, UBND xã Cốc Lầu) theo quy chuẩn nông thôn mới, đáp ứng chỗ ở cho 35 hộ gia đình với 180 nhân khẩu.

Cán bộ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam hướng dẫn người dân kỹ thuật khai thác cao su tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Hiệu quả từ mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững” do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam triển khai trên địa bàn xã Long Tân (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) sau 3 năm đã mang lại hiệu quả, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Hoạt động thuộc dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024.

Gia đình bà H’Sák ở làng Mơ Nú, xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai được hỗ trợ bò lai sinh sản để sản xuất. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Gia Lai hỗ trợ sản xuất, phát triển hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Gia Lai đã quan tâm đầu tư chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bà con, tạo mọi điều kiện để bà con ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống và hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay rõ nét.

Một góc nông thôn mới với cuộc sống bình yên tại buôn ÊGa, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk). Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Nông thôn mới làm “bừng sáng” các buôn làng Tây Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương lớn, cách làm hay để phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những quyết sách chiến lược, không chỉ giúp các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… thay đổi diện mạo mà còn tạo đà cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Điều này góp phần vào sự phát triển chung của toàn vùng và tạo khí thế, sự phấn khởi cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vươn lên lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Đối tượng Hạng A Sếnh cùng tang vật sau khi bị bắt giữ. Ảnh: TTXVN

Điện Biên bắt đối tượng mua bán trái phép 5 bánh heroin

Tối 21/12, theo thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Điện Biên), đơn vị này vừa chủ trì phối hợp với Công an huyện Điện Biên Đông bắt quả tang một đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 5 bánh heroin.

Các chiến sĩ thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên) giúp người dân dựng nhà tại bản Tin Tốc 1, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng lũ Mường Pồn

Để giúp đỡ người dân vùng lũ xã Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có nhà mới kiên cố, sớm “an cư lạc nghiệp” sau trận lũ quét xảy ra cuối tháng 7/2024, Bộ Quốc phòng đã hỗ trợ xây mới 71 căn nhà (50 triệu đồng/căn). Đến nay, nhiều ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp đã được bàn giao cho người dân, giúp họ sớm ổn định cuộc sống, khẳng định mối quan hệ bền chặt, gắn bó keo sơn “quân với dân như cá với nước”.

Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương nơi vùng biên cương

Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương nơi vùng biên cương

Ngày 21/12, Tỉnh đoàn Gia Lai, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Báo Thanh niên, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương” năm 2024 tại xã biên giới Ia Lâu, huyện Chư Prông.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu giúp dân thu hoạch lúa “chạy mưa”. Ảnh: TTXVN

Tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng đồng bào dân tộc

Bộ đội Cụ Hồ là danh hiệu cao quý được nhân dân trao tặng những người đứng trong hàng ngũ quân nhân cách mạng. Điều đó thể hiện nét đẹp riêng có của bộ đội Việt Nam, khác hoàn toàn với những đội quân chiến đấu nhà nghề. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và phục vụ. Tinh thần xả thân, cống hiến vì dân được thể hiện ngay từ những ngày đầu thành lập.

Không quân Việt Nam được trang bị dòng máy bay tiêm kích hiện đại Su-30MK2, hiện thực hóa chủ trương tiến thẳng lên hiện đại. Ảnh: Lâm Khánh

Bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc

Xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành sứ mệnh giữ vai trò nòng cốt trong quản lý và bảo vệ bầu trời Tổ quốc là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện chủ trương xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại mà Đại hội 13 của Đảng đề ra.

Từ khi thành lập đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn Đảng, toàn dân vượt mọi khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Tự hào 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (22/12/1944 - 22/12/2024), Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công hiển hách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng…

Công tác giáo dục - đào tạo không ngừng được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sóc Trăng là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 35% dân số toàn tỉnh. Sau thời gian triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy, chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã làm thay đổi căn bản bộ mặt vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Hà Tiên hướng đến đô thị vùng biên hiện đại

Hà Tiên hướng đến đô thị vùng biên hiện đại

Nằm ở địa đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) trên đà phát triển, hướng đến đô thị vùng biên hiện đại, thực sự là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh, đô thị trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Xuân đến sớm trên các bản làng tái định cư sau lũ

Xuân đến sớm trên các bản làng tái định cư sau lũ

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao ở vùng cao Lào Cai. Những ngày này, ngay sau khi được bàn giao nhà, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới. Dù dấu vết những tang thương do hoàn lưu bão số 3 gây ra còn hiện hữu đâu đó, song gác lại những mất mát, đau buồn sau cơn lũ dữ, trên gương mặt mỗi người dân vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống tương lai cùng niềm vui, phấn chấn chuẩn bị tiễn năm cũ, đón Tết đầu tiên tại nơi ở mới, trong ngôi nhà khang trang, kiên cố hơn.

Nghề làm khô cá lóc ở ấp Bưng Tróp A, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) hỗ trợ phụ nữ Khmer giải quyết việc làm, ổn định kinh tế gia đình. Ảnh: An Hiếu

Chuyển đổi nghề nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề đã và đang từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng có thêm điều kiện phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Khúc tráng ca dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc

Khúc tráng ca dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc

Hơn 50 năm trôi qua, đìa dứa Láng Sấu năm xưa đã trở thành Khu di tích lịch sử Dân công hỏa tuyến. Tuy nhiên, ký ức những tháng ngày tải lương, tải đạn của các dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc, đặc biệt là “đêm trắng ở đìa dứa” khiến 32 dân công hy sinh vẫn còn vẹn nguyên.

Thái Nguyên giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%

Thái Nguyên giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%

Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu năm 2025 tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch, giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của từng loại rừng, nâng cao giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới.