Đoàn giám sát của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội làm việc tại tỉnh Điện Biên

Đoàn giám sát của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội làm việc tại tỉnh Điện Biên
Ngày 3/4/2018, tại thành phố Điện Biên Phủ, Đoàn giám sát của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm việc với tỉnh Điện Biên về tình hình thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN.
Ngày 3/4/2018, tại thành phố Điện Biên Phủ, Đoàn giám sát của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm việc với tỉnh Điện Biên về tình hình thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối Ngoại Nguyễn Mạnh Tiến,  Phó trưởng Đoàn Giám sát đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Điện Biên tích cực triển khai, thực hiện Thỏa thuận của hai Chính phủ Việt Nam - Lào về di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới giữa hai nước. Đoàn Giám sát cũng đề nghị tỉnh Điện Biên làm rõ tình hình đời sống của đồng bào Việt Nam tại Lào; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần ổn định cuộc sống của người dân...  Đoàn Giám sát cũng nhìn nhận quá trình giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước Việt Nam - Lào còn nhiều hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, điều kiện khách quan là do Điện Biên là địa bàn miền núi, kinh tế người dân di cư ở vùng biên giới rất khó khăn... Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Đô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2627/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 phê duyệt Đề án thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước, tỉnh Điện Biên đã tổ chức điều tra, xác minh, thống kê và phân loại các trường hợp thuộc diện này là người Việt Nam và Lào di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới thuộc tỉnh Điện Biên và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, Luông Pha Bang để tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề đặt ra. Hiện tỉnh Điện Biên và hai tỉnh Luông Pha Bang, Phông Sa Lỳ đang tổng hợp, hoàn thiện bản danh sách này. Trên cơ sở đó, đề xuất những người được ở lại và những người phải quay về nước. Theo ông Nguyễn Thành Đô, việc triển khai, thực hiện Thỏa thuận trên đã có tác động tích cực đối với công tác quản lý nhà nước về dân cư và biên giới quốc gia. Thỏa thuận đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết tình trạng di cư tự do qua biên giới. Công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu cũng như đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi cho công dân được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự cũng như phát triển kinh tế - xã hội trong vùng biên giới hai quốc gia. Trước đó, trong sáng 3/4, Đoàn công tác đã làm việc với chính quyền huyện Điện Biên; Cửa khẩu Quốc tế Tây Tran và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang về nội dung trên và kiểm tra thực tế tại địa bàn xã Na Ư (huyện Điện Biên).
Văn Dũng - Xuân Tiến 

Có thể bạn quan tâm