Trong hai ngày 3 - 4/12, đồng bào dân tộc Cống ở bản Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) quây quần cùng nhau vui đón Tết hoa mào gà (tiếng người dân bản địa là Mền loóng phạt ai). Đây là nghi lễ Tết cổ truyền đặc trưng nhất của người Cống, phản ánh sinh động đời sống, bản sắc dân tộc và đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong hai ngày 5 - 6/4, tại bản Pa Xa Lào, UBND xã Pa Thơm (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) tổ chức phục dựng Lễ Khăm bản - Tết té nước truyền thống dân tộc Lào.
Dân tộc Cống là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đồng thời là một trong 5 dân tộc ít người ở địa phương này. Tại tỉnh Điện Biên, đồng bào Cống sinh sống tập trung ở 4 bản Púng Bon, Huổi Moi, Nậm Kè và Lả Chà thuộc ba xã của các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé và Điện Biên với hơn 210 hộ, trên 1.150 nhân khẩu.
25 năm công tác trong ngành giáo dục thì có gần 20 năm cô giáo Lê Thị Loan (52 tuổi, trú tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) “cắm” ở xã biên giới Pa Thơm (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).
Xã biên giới Pa Thơm giáp nước bạn Lào, nằm phía Tây huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên gần 40km là 1 trong 4 xã vùng ngoài lòng chảo thung lũng Mường Thanh với 270 hộ dân và gần 1.300 nhân khẩu thuộc 3 cộng đồng dân tộc, gồm: Lào, Cống và Khơ-Mú sinh sống ở 6 bản.
Tại tỉnh Điện Biên, đồng bào dân tộc Cống có khoảng hơn 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu, cư trú tại 4 bản của hai huyện Nậm Pồ và Điện Biên. Hàng năm, cứ vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 Dương lịch, đồng bào Cống lại rộn ràng đón Tết hoa. Năm nay, đồng bào Cống tại các bản Púng Pon, Si Văn, Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) tổ chức Tết hoa vào hai ngày 30/11 và 1/12. Tết hoa là dịp để đồng bào Cống sum họp, tổng kết một năm lao động sản xuất và cầu mong một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người đều mạnh khỏe.