Tại Ninh Thuận, mưa lớn kéo dài từ chiều tối 14 đến sáng 15/12 làm cho các vùng trũng thấp tại một số địa phương trong tỉnh bị ngập sâu. Mưa lớn cũng đã bổ sung lượng lớn nước cho các hồ chứa; đặc biệt sáng 15/12, nhiều hồ chứa đã phải mở cửa van xả lũ, đảm bảo an toàn công trình.
Ngày 13/12, nhà máy thủy điện sông Hinh (tỉnh Phú Yên) bắt đầu vận hành việc xả nước về hạ du. Việc xả nước được thực hiện theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm chủ động trước dự báo cường suất mưa lớn.
Ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lớn kéo dài cùng với việc xả tràn nước lũ hồ chứa khiến một số khu vực ở tỉnh Lạng Sơn phải di dời người dân để tránh ngập, đảm bảo an toàn...
Quá trình xả lũ hồ thủy điện Thác Bà đã gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản và sản xuất của người dân các xã Vĩnh Kiên, Yên Bình, Hán Đà, Đại Minh và thị trấn Yên Bình.
Do ảnh hưởng của mưa lớn và các nhà máy thủy điện liên tục xả lũ, nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An đã xảy ra ngập nặng, gây thiệt hại lớn về tài sản và sản xuất nông nghiệp, thủy sản của nhân dân. Đến sáng 28/9, tại các địa phương trong tỉnh, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tiếp tục được triển khai.
Ngày 15/8, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông bắt đầu cho khoan, cắt tràn xả lũ hồ chứa nước Đắk N’ting (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long) để giảm mực nước đang tích trong hồ. Đây là phương án ứng phó khẩn cấp để đảm bảo an toàn hồ Đắk N’ting, trong bối cảnh đợt mưa lớn, kéo dài dự kiến sẽ diễn ra cuối tháng 8.
Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng, thời tiết đang có diễn biến phức tạp, đất tại một số khu vực đã đạt độ ẩm bão hòa nên nguy cơ sạt lở rất lớn. Trong khi đó, Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 thông báo sẽ phải xả quá tràn, khiến nguy cơ ngập úng ở vùng hạ lưu tăng cao.
Trước việc hàng loạt các thủy điện đồng loạt xả lũ, ngày 11/10, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản đề nghị chủ các công trình thủy điện, thủy lợi thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn hồ đập, quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chiều 27/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Gia Lai đã cập nhật việc rà soát công tác ứng phó bão số 4 đến Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai. Theo đó, để ứng phó với các diễn biến khó lường của bão, tỉnh Gia Lai đang cho xả lũ 19 hồ chứa và hoàn thành di dời 133 hộ với 400 khẩu tại các vị trí có nguy cơ cao ngập lụt, lũ quét; đồng thời, chủ động phương án di dời 8.500 người đến nơi an toàn khi mực nước dâng cao.
Chiều 26/9, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành công văn chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó với mưa lớn diện rộng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 (Noru) trên địa bàn.
Sáng 17/9, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn có mưa, có nơi mưa rất to. Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ 17/9 đến hết ngày 18/9, trên sông Lô và các sông suối nhỏ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang lũ tiếp tục lên với biên độ 3-5m, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng, đặc biệt là những nơi có địa hình dốc, ven sông, suối…
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, hiện nay, mực nước thượng nguồn sông Bé về hồ chứa thủy điện Cần Đơn và Srok Phu Miêng (Bình Phước) khá lớn, do đó đơn vị vận hành hai hồ chứa trên đã điều chỉnh xả lũ qua đập tràn.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 15/7, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và rải rác có dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trong khi đó, do lưu lượng nước đổ về hạ nguồn lớn, một số hồ thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai đã tiến hành xả lũ.
Ngày 11/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 298 /VPTT gửi các tỉnh, thành phố: Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình về việc đảm bảo an toàn cho hạ du khi xả lũ hồ Sơn La và hồ Hòa Bình.
Theo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp (thuộc Tổng Công ty phát điện 3 – Tập đoàn Điện lực Việt Nam), đơn vị vận hành 3 nhà máy thủy điện bậc thang (tổng công suất 586 MW) trên dòng sông Srêpốk đang hành điều tiết, xả lũ các hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp và Srêpốk 3 để đảm bảo an toàn hồ chứa và vùng hạ du.
Do ảnh hưởng của mưa lớn trên diện rộng ở phía thượng nguồn, mực nước trên sông Nậm Na tăng nhanh. Lưu lượng nước đổ về hồ thủy điện Nậm Na lớn hơn lưu lượng phát máy của 3 tổ máy làm mực nước hồ dâng cao. Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân khu vực hạ lưu và an toàn cho công trình, Nhà máy Thủy điện Nậm Na 2 dự kiến sẽ xả lũ khi mực nước hồ dâng cao quá mức độ cho phép.
Tại Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của mưa lớn, liên tục kéo dài, nhiều công trình thủy điện và hồ chứa nước thủy lợi đồng loạt xả lũ đã gây ngập úng ở nhiều nơi. Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa lũ, tỉnh Hà Tĩnh đã ra công điện yêu cầu các đơn vị tăng cường nhiều biện pháp phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Ngày 10/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 428/VPTT gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng; Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia; Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí về việc đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ Thủy điện Hòa Bình.
Sáng 4/10, tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên (An Giang), Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi An Giang đã vận hành xả lũ đầu nguồn tại đập Trà Sư - đập tràn kiểm soát lũ sông Cửu Long và vùng Tứ Giác Long Xuyên (huyện Tịnh Biên, An Giang) nhằm cung cấp phù sa, góp phần tháo chua, rửa mặn, vệ sinh đồng ruộng cho vùng hạ du.
Theo báo cáo nhanh của các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy ( tỉnh Thanh Hóa), do mưa lớn và xả lũ trên thượng nguồn làm mực nước sông Mã, sông Bưởi dâng cao. Hiện các địa phương này đang khẩn trương đối phó với tình hình lũ lụt cũng như chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của bà con nhân dân.
Tại tỉnh Hòa Bình, tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến phức tạp. Các cơ quan chức năng và thông tin đại chúng địa phương liên tục cảnh báo, thời gian tới tiếp tục có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Từ ngày 05 - 06/8, thượng lưu sông Đà, sông Thao, sông Lô sẽ xuất hiện đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2 - 4 m. Hiện Thủy điện Hòa Bình đang mở một cửa xả đáy, mực nước dâng lên khá cao. Điều đáng nói, hiện nay cứ vào 17 giờ đến 19 giờ hàng ngày, nhiều người dân địa phương từ già đến trẻ, trong đó có cả trẻ nhỏ 4 - 5 tuổi vẫn kéo nhau đi tắm dọc hai bờ sông Đà. Việc tắm sông này, thường trực mối nguy hiểm đuối nước xảy ra bất cứ lúc nào.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường kết hợp đới gió Đông trên cao hoạt động mạnh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 125 - 350mm, có nơi cao hơn như Bạc Mã 400mm; xuất hiện một đợt lũ lớn trên các sông. Đến 7 giờ ngày 21/11, lũ trên sông Hương tại Kim Long 2,71m, trên báo động 2 là 0,71m; sông Bồ tại Phú Ốc 4,12m, dưới báo động 3 là 0,38m; xảy ra tình trạng ngập lụt kéo dài ở các vùng thấp trũng của huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và thành phố Huế.
Công ty Thuỷ điện Trị An, cho biết để đảm bảo an toàn hồ chứa trong điều kiện bão số 12 đang vào đất liền có thể gây mưa lớn, hồ Trị An sẽ xả lũ qua đập tràn từ 15 giờ, ngày 3/11 xuống hạ du sông Đồng Nai.