Sơ đồ các địa điểm tạm dừng hoạt động bơi lội, lặn xem san hô trong hợp phần bảo tồn biển Vườn quốc gia Côn Đảo. Ảnh: TTXVN phát

Tạm dừng hoạt động bơi lội, lặn xem san hô tại một số điểm ở Vườn quốc gia Côn Đảo

Chiều 28/6, thông tin từ Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết, nhằm tạo điều kiện cho hệ sinh thái rạn san hô tại Côn Đảo có thời gian phục hồi tự nhiên trở lại (sau khi bị tẩy trắng), đơn vị quyết định tạm dừng các hoạt động bơi lội, lặn xem san hô trong một số hợp phần bảo tồn biển từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/9/2024.

Hiện tượng tẩy trắng san hô được kích hoạt bởi tình trạng bất thường về nhiệt độ nước khiến san hô trục xuất các loại tảo đầy màu sắc sống trong các mô của chúng và làm màu sắc rực rỡ của san hô biến mất. Ảnh: BQL Vườn Quốc gia Côn Đảo/TTXVN phát

Tái diễn hiện tượng San hô chết, bị tẩy trắng tại Côn Đảo

Ngày 30/5, thông tin từ Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết, qua khảo sát thực tế vùng biển ven bờ các hòn đảo thuộc khu vực quản lý của Vườn Quốc gia Côn Đảo, Phòng Bảo tồn và Hợp tác quốc tế-Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết diện tích San hô chết, bị tẩy trắng khá lớn tại các đảo.

Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển

Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển

Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển. Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo tồn loài động vật nguy cấp, quý hiếm có tên trong Sách đỏ thế giới, được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong nước và quốc tế đánh giá cao. Có được sự thành công đó là nhờ những đóng góp thầm lặng của lực lượng kiểm lâm thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, những người được ví như “bà đỡ” làm hồi sinh, nảy nở loài rùa biển quý hiếm.

Vườn Quốc gia Côn Đảo vào mùa sinh sản rùa biển

Vườn Quốc gia Côn Đảo vào mùa sinh sản rùa biển

Hằng năm, vào mùa sinh sản, loài Rùa xanh (Chelonia mydas) hay còn gọi là Vích, từ các đại dương xa xôi tìm về nơi sinh sản của chúng. Tại đây, chúng tiến hành ghép đôi giao phối và làm tổ đẻ trứng.
Vườn Quốc gia Côn Đảo thu hút Dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng

Vườn Quốc gia Côn Đảo thu hút Dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng

Ðể giữ được rừng và nuôi rừng phát triển cần nhiều giải pháp, trong đó mô hình hoạt động du lịch sinh thái thông qua việc cho thuê môi trường rừng ở Vườn Quốc gia Côn Đảo bước đầu phát huy hiệu quả đáng khích lệ. Vấn đề đặt ra cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về bảo tồn đa dạng sinh học và văn hóa rừng.
Bảo tồn, bảo vệ quần thể và nơi sinh cư của Rùa biển

Bảo tồn, bảo vệ quần thể và nơi sinh cư của Rùa biển

Rùa biển (Chelonioidea) là loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và đang được sự quan tâm bảo vệ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chương trình, kế hoạch hành động bảo tồn các loài Rùa biển. Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) là nơi đầu tiên của nước ta thực hiện thành công chương trình bảo tồn Rùa biển.
Rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Côn Đảo. Ảnh: TTXVN phát

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn 2021-2030

Với mục tiêu tạo cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà đầu tư, tạo nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển ngành du lịch Côn Đảo theo hướng bền vững, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 3779/QĐ-UBND (ngày 9/11/2021) phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn 2021-2030.