Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Chuyên gia Hong Kong kêu gọi các nhóm có nguy cơ cao nên được tiêm bổ sung vaccine ngừa COVID-19

Ngày 26/6, Khoa Y thuộc Đại học Trung Văn Hong Kong (Trung Quốc) – CUHK công bố kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech hoặc Sinovac có thể kích hoạt phản ứng tế bào T miễn dịch hiệu quả đối với các biến thể phụ của Omicron, khẳng định hai loại vaccine này tương đối hiệu quả trong việc giảm bệnh tiến triển nặng và tử vong do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Theo phóng viên TTXVN tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Các phát hiện mới về tác dụng của vaccine ngừa COVID-19

Các phát hiện mới về tác dụng của vaccine ngừa COVID-19

Hãng tin Reuters của Anh ngày 26/5 tổng hợp một số nghiên cứu gần đây liên quan đến COVID-19, trong đó có nghiên cứu về các trường hợp lây nhiễm đột phá và nghiên cứu về tác dụng của vaccine đối với bệnh nhân ung thư.
Đồng hồ thông minh giúp đo nhịp tim và các thông số phản ánh sức khỏe con người. Ảnh: DTMN

Thiết bị cảm biến thông minh tiết lộ phản ứng sinh lý sau tiêm vaccine ngừa COVID-19

Một nghiên cứu sức khỏe mới đây của các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Scripp (Mỹ) đã cho thấy cách mà các dữ liệu được thu thập từ các thiết bị cảm biến đeo trên người, chẳng hạn như đồng hồ thông minh hay vòng tay theo dõi sức khỏe, có thể theo dõi phản ứng sinh lý của người dùng sau tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Rosemead, California, Mỹ . Ảnh: AFP/TTXVN

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 không gây ra các nguy cơ lớn hơn về thần kinh

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh. Kết luận trên vừa được các nhà nghiên cứu đưa ra sau khi xem xét và đánh giá tình trạng của hơn 8 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine của các hãng AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.
Các nhà khoa học khuyến cáo không tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 quá sớm

Các nhà khoa học khuyến cáo không tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 quá sớm

Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, từ 6 tháng xuống gần nhất là 3 tháng, sau khi các dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể Omicron lây truyền nhanh hơn so với biến thể Delta và có thể “tấn công” cả những người đã tiêm phòng hoặc từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng việc tiêm mũi tăng cường quá sớm có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo vệ của vaccine trong dài hạn.
Thành phần mới để sản xuất vaccine có thể chống COVID-19 và các căn bệnh khác

Thành phần mới để sản xuất vaccine có thể chống COVID-19 và các căn bệnh khác

Một tá dược hỗn hợp mới có thể được sử dụng để bào chế các vaccine ngừa COVID-19 và các chế phẩm khác hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa nhiều căn bệnh. Đây là kết luận được đưa ra trong nghiên cứu do Viện Miễn dịch học La Jolla (LJI) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ thực hiện mới đây.
Cân nhắc điều chỉnh vaccine ngừa COVID-19 đối phó với biến thể mới Omicron

Cân nhắc điều chỉnh vaccine ngừa COVID-19 đối phó với biến thể mới Omicron

Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang gây ra mối quan ngại trên khắp thế giới sau khi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định là biến thể "đáng lo ngại" vào cuối tuần qua. Giới chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu sâu hơn về biến thể này và cân nhắc việc điều chỉnh các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay để có thể ngăn chặn biến thể mới.