Sau hơn 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận nhiều thành tựu tích cực. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung là hết sức cần thiết trong giai đoạn mới.
Ngày 17/12, gia tộc Trần Đức tại thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đã đồng lòng hiến 1.800m2 đất để nhà nước sử dụng xây dựng, phục dựng, tôn tạo quần thể Di tích đền thờ Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ và mộ Cống Quận công Trần Đức Hòa.
Trong hơn 3.500 di tích đã được xếp hạng, có nhiều đền, chùa, vừa là di sản văn hóa vật thể, vừa là thiết chế phục vụ các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân. Hoạt động bảo tồn các loại hình di tích đảm bảo vừa giữ gìn, lưu truyền những yếu tố cũ, nguyên gốc, vừa phải bổ sung, cải thiện các điều kiện cần thiết để di tích tiếp tục được sử dụng, phát huy giá trị trong đời sống. Việc trùng tu, tôn tạo các di tích cần giữ được "hồn cốt" của di tích, hướng đến tính hài hòa để phục đời sống nhân dân.
Với gần 6000 di tích lịch sử, văn hóa, Hà Nội là địa phương có nhiều di tích nhất cả nước. Thời gian qua, dù thành phố đã quan tâm, đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, song nhiều công trình vẫn xuống cấp nghiêm trọng. Sự tác động của con người và đặc biệt là sức tàn phá của thời gian, thiên nhiên khiến các di tích xuống cấp từng ngày, đòi hỏi phải được tu bổ, tôn tạo kịp thời.
Với gần 6000 di tích lịch sử, văn hóa, Hà Nội là địa phương có nhiều di tích nhất cả nước. Thời gian qua, dù thành phố đã quan tâm, đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, song nhiều công trình vẫn xuống cấp nghiêm trọng. Sự tác động của con người và đặc biệt là sức tàn phá của thời gian, thiên nhiên khiến các di tích xuống cấp từng ngày, đòi hỏi phải được tu bổ, tôn tạo kịp thời.