Gia Lai đang từng bước phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững, đáp ứng các tiêu chí quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo kế hoạch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu định hướng phát triển ổn định diện tích cà phê toàn tỉnh khoảng 100.000ha, trong đó, cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ đạt khoảng hơn 15%.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Sáng 10/10, Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tỉnh đoàn Lâm Đồng tổ chức khánh thành và bàn giao công trình nhà vệ sinh cho Trường Tiểu học Ka Đô (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương).
5 năm qua (2016-2021), thực hiện Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, đặc biệt là sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2019-2021, đã khắc phục cơ bản tình trạng chia tách làm tăng đơn vị hành chính trong các nhiệm kỳ trước, bước đầu giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện (từ 713 đơn vị xuống còn 705 đơn vị), giảm 563 đơn vị hành chính cấp xã so với năm 2016 (từ 11.162 đơn vị xuống còn 10.599 đơn vị), phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa ở các địa phương.
Với gần 450 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 76% diện tích đất tự nhiên, Tuyên Quang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế lâm nghiệp. Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cho rừng trồng. Hướng đi này đã phát huy hiệu quả, giúp người trồng rừng đã đạt được các mục tiêu lớn là nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và bảo vệ được môi trường.
Chiều ngày 26/9, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Dự án Hàng Việt Nam chất lượng cao – Chuẩn hội nhập, Ban Quản lý an toàn thực phẩm, Hội Lương Thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo “Nâng cao sức cạnh tranh trong ngành thực phẩm thông qua tiêu chuẩn và thương hiệu” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Để thúc đẩy người dân tham gia sản xuất hữu cơ, bên cạnh việc quy hoạch và bảo vệ đất đai, nguồn nước thì việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng cũng được đẩy mạnh.
Hợp tác với các đối tác, tổ chức khác có thể là một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp đạt được các thành tựu lớn trong công việc. Mới đây, ISO đã ban hành một tiêu chuẩn nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện được điều này.
Những năm gần đây, hơn 2.000 xã viên Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã áp dụng kỹ thuật trồng rau không, sử dụng thuốc hóa học trên diện tích 46 ha, trong đó có 31 ha được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
Nghị định số 73/2015/NĐ - CP của Chính phủ quy định: Khi tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học (ĐH) có hiệu lực, thì vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục ĐH càng phải được đẩy mạnh. Thế nhưng đến nay cả nước mới chỉ có 2/430 trường ĐH được kiểm định chất lượng giáo dục và công bố rộng rãi. Vì sao?
Mới đây, trong đợt thanh kiểm tra các mặt hàng nông lâm sản, lương thực thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do Sở Khoa học Công nghệ chủ trì đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm nhằm mục đích trục lợi, gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng.