Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần, thời điểm này tại các địa phương của huyện Thanh Chương (Nghệ An), nơi chịu thiệt hại lớn của đợt mưa lũ lịch sử năm vừa qua, bà con nhân dân đang dồn sức, nỗ lực khôi phục sản xuất với hy vọng có thêm thu nhập để đón một cái tết đầy đủ, ấm áp sau những mất mát do thiên tai gây ra.
Do mực nước sông Lam xuống thấp, hàng loạt trạm bơm không thể hoạt động, nhiều diện tích lúa vụ Xuân tại các huyện Thanh Chương, Đô Lương (Nghệ An) chưa thể gieo cấy đúng thời vụ khiến bà con nông dân như đang “ngồi trên đống lửa”.
Tại Nghệ An, từ đêm 8/9 đến ngày 9/9 xuất hiện mưa lớn kéo dài khiến nhiều nơi trên địa bàn bị ngập, chia cắt; mưa lớn cũng đã khiến 1 người ở xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương (Nghệ An) bị nước cuốn trôi, mất tích.
Được Trung ương rót vốn 70 tỉ đồng, khởi công từ năm 2010 để xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu tái định cư Khe Mừ, thuộc xã biên giới Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhưng đến nay dự án này vẫn chưa hoàn thành do phần nguồn vốn từ tỉnh Nghệ An chưa có để hoàn thiện. Trong khi đó, hơn 100 hộ dân vạn chài ven sông Lam tại xóm Vận Tải, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, thuộc diện tái định cư phải sống trong cảnh nguy hiểm khi mùa mưa bão về.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới tỉnh Nghệ An, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng giai đoạn 2018- 2020.
Nếu như người nuôi ong chuyên nghiệp thường nuôi ong ý, ong công nghiệp theo kiểu du mục thì người dân vùng Thanh Chương (Nghệ An) lại tự đi bắt ong về nuôi lấy mật. Mùa xuân, cũng là lúc những người đam mê săn ong mật tay xách nách mang, căng mắt đi tìm ong.
Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trong tỉnh hiện có trên 500.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu...) cùng sinh sống.