Dân tộc Si La là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam đang sinh sống tại huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu). Tết cổ truyền của đồng bào Si La kéo dài 3 ngày, bắt đầu vào ngày con trâu vào thời điểm kết thúc mùa thu hoạch. Chính vì vậy, tuỳ thuộc từng nơi mùa vụ thu hoạch sớm hay muộn để tổ chức tết, không nhất thiết phải trùng nhau.
Với những nỗ lực trong việc gìn giữ và phổ biến văn hóa Si La, bà Hù Cố Xuân, người Si La ở bản Seo Hai, xã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu) luôn được nhiều người kính trọng và yêu mến.
Người Cống có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào sang. Họ ở nhà sàn ba hay bốn gian, chỉ có một cửa ra vào, một cửa sổ ở gian giữa, chạy dọc theo vách mặt chính của nhà có thêm một chiếc sàn nhỏ ít có giá trị sử dụng nhưng nhà nào cũng có là đặc trưng trong nhà người Cống.
Nghệ nhân Hù Cố Xuân, ở bản Seo Hai, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã dành nhiều tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đến hẹn lại lên, cứ vào tháng 6 dương lịch, khi những thửa ruộng bắt đầu lên những lớp mạ non xanh, những bãi ngô mới được gieo hạt, thì cũng là lúc người Si La, ở bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên lại tổ chức linh đình “Lễ cầu Mùa” để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người trong bản có cuộc sống no đủ, khỏe mạnh để lao động.
Trong những ngày cuối năm mưa rét, từ thành phố Điện Biên Phủ, chúng tôi vượt hơn 200 km lên cực tây của Tổ quốc, đến xã Chung Chải, huyện Mường Nhé (Điện Biên) để kịp đón Tết Ô Xị Chờ cùng đồng bào Si La ở bản Nậm Sin - bản duy nhất của tỉnh Điện Biên có đồng bào Si La sinh sống.
Si La là một dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Si La sinh sống chủ yếu ở các tỉnh vùng Tây Bắc, trong đó tập trung nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.