Phú Yên là 1 trong 5 tỉnh có diện tích trồng sắn lớn trên cả nước với hơn 23.000 ha mỗi vụ. Những năm vừa qua, năng suất sắn giảm liên tục do bị bệnh khảm lá. Việc tìm ra các mô hình trồng sắn chống bệnh khảm lá và tăng năng suất cho nông dân luôn là trăn trở của chính quyền địa phương và các nhà khoa học. Tại huyện miền núi Sông Hinh, mô hình trồng sắn phủ bạt được triển khai đã mang lại nhiều kết quả khả quan và đang dần được nhân rộng.
Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Măng tây xanh được đưa về trồng ở tỉnh Ninh Thuận từ vài năm trở lại đây đã cho thấy khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu khô hạn, cho năng suất cao và giá cả ổn định, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ loại cây được mệnh danh là “vua” của các loại rau xanh này.
Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) tỉnh Hải Dương tiếp tục được đổi mới theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, sản xuất an toàn để đạt năng suất cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, luôn bám sát đến từng cây trồng vật nuôi để chuyển giao TBKT sản xuất đến nông dân; xây dựng mô hình liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi...
Sau hai năm triển khai, nhà máy phân bón NPK công nghệ tháp cao tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên với công suất 60.000 tấn/năm đã được khánh thành. Tổng vốn đầu tư nhà máy này là hơn 200 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina và vốn hỗ trợ khoa học công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm mặn đang tác động mạnh tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang) đã nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để lai tạo ra giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (85 - 105 ngày), năng suất cao (7 - 10 tấn/ha), đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và có khả năng kháng sâu bệnh, chống chịu mặn, hạn, ngập úng.
Xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp trước đây từng được ví là “vương quốc tiêu” của tỉnh Đắk Nông. Thời điểm "hoàng kim" toàn xã có tới 1.000 ha tiêu. Nhờ năng suất cao, giá cả ổn định nên nhiều hộ nông dân đã khá và giàu lên từ cây tiêu.